Từ 3 - 6 tháng tuổi: Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

shape

31 Th10

Khanh ElisaTh10 31, 2019

Từ 3 - 6 tháng tuổi: Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Các bà mẹ nên nhớ rằng trẻ sơ sinh không chỉ biết nghe mà còn biết nói nữa. Bắt đầu từ khoảng 2 đến 3 tháng, bé biết sử dụng tiếng nói để thủ thỉ, cười hay kêu ré lên. Thậm chí ngay từ giai đoạn này bé còn học được “quy tắc đối đáp” của giao tiếp: biết giữ yên lặng trong khi người khác đang nói. Trẻ sơ sinh biết im lặng chờ đợi, sau đó bi bô bi ba, rồi chờ mẹ đáp lại.

Khoảng 6 tháng tuổi, bé bắt đầu biết lặp đi lặp lại một số âm thanh như ma-ma-ma hay ba-ba-ba. Chừng 1 tuổi, bé biết liên hệ giữa âm thanh mình tạo ra và một món đồ vật, ví dụ như da-da tương trưng cho bình sữa chẳng hạn. Sau khi biết liên hệ giữa sự vật và âm thanh thì khả năng sử dụng ngôn từ của bé mới thực sự bắt đầu phát triển!

Từ 3 - 6 tháng tuổi: Phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh chưa nói được nhưng có thể hiểu nhiều hơn ba mẹ nghĩ đấy

Nói chuyện với con. Trẻ sơ sinh học ngôn ngữ khi người lớn trò chuyện và đáp lại những tiếng bập bẹ của chúng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em được người lớn nói chuyện càng nhiều bao nhiêu thì có vốn từ vựng càng lớn bấy nhiêu.

Đáp lại những âm thanh của con. Khi bé bi bô, dừng một lúc rồi đáp lại: Con thích nghịch nước trong thau tắm phải không? Vui lắm phải không cục cưng của mẹ?

Quan sát bé. Trẻ con nói cho chúng ta biết chúng đang nghĩ gì và cảm thấy ra sao qua nét mặt và chuyển động của cơ thể. Khi bạn thấy con mình đang với tới một vật nào đó, diễn đạt hành động của bé bằng lời nói: Con thấy mẹ ăn rồi đòi cầm cái muỗng của mẹ!

Hát cho con nghe. Hát hò giúp trẻ nghe và sau đó là biết lặp lại từ hoặc cụm từ trong bài hát (thông thường trẻ sơ sinh có xu hướng nhớ từ nằm sau cùng trong câu). Ngoài ra, đây cũng là một cách tuyệt vời để mẹ con vui đùa cùng nhau và gắn bó thân thiết với nhau hơn.

Đọc sách con nghe. Đừng lo lắng về việc bắt đầu đọc sách cho trẻ sơ sinh nghe quá sớm như thế. Ôm bé vào lòng và chỉ cho bé xem những tranh ảnh đầy màu sắc trong khi bạn đọc truyện. Dần dần, từ ngữ sẽ bắt đầu gắn kết với những hình ảnh trong trí óc trẻ. Đọc sách ở tuổi này cũng giúp truyền cảm hứng cho bé về sự ham thích đọc sách.

Kể chuyện cho bé. Ông bà và các thành viên khác trong gia đình cũng nên giao tiếp với bé thông qua việc kể chuyện. Đây cũng một cách xây dựng và nuôi dưỡng tình cảm gia đình.

Bạn có biết?
Khi bố mẹ biết chú ý và đáp lại những tín hiệu của con nghĩa là họ đang giúp con mình phát triển khả năng tư duy cũng như những kỹ năng về mặt tình cảm và xã hội.

Điều này có ý nghĩa gì đối với bạn?
Dỗ dành mỗi khi bé kêu khóc và đáp ứng nhu cầu của bé không làm hư hỏng con cái, đó mới chính là bậc cha mẹ thực sự. Ba bước sau có thể giúp bạn hiểu những gì bé diễn đạt trước khi biết nói:

1. Quan sát và lắng nghe: Tìm hiểu ý nghĩa qua mỗi tiếng khóc, âm thanh, nét mặt, và chuyển động cơ thể của bé. Chẳng hạn như, con bạn có ngậm ngón tay khi bé đói bụng không?

2. Am hiểu: Sử dụng tín hiệu của trẻ sơ sinh để hiểu được bé đang cần hoặc muốn cái gì. Chẳng hạn như, con bạn có dụi mắt khi buồn ngủ không?

3. Hồi đáp: Lúc đang chơi đùa cùng bé, nếu bạn thấy bé cong lưng lại hoặc nhìn sang một hướng khác thì bạn nên để bé nghỉ ngơi. Lưu ý rằng có thể bạn sẽ phải thử nghiệm nhiều cách đáp ứng khác nhau trước khi bạn biết được chính xác bé cần gì hoặc đang cố truyền đạt điều gì.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc