Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

shape

11 Th04

Martin NguyenTh04 11, 2020

Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

Vắc xin mới ComBE Five được nhận định là có tính an toàn hơn nhiều lần so với vắc xin cũ Quinvaxem. Hiện đã có 300 triệu liều vắc xin ComBE Five được sử dụng ở 43 nước trên thế giới. Việt Nam là nước thứ 44 và sẽ sử dụng khoảng 5 triệu liều/năm.

Độ an toàn của vắc xin 5 trong 1 mới vẫn là mối quan tâm hàng đầu

Rất nhiều câu hỏi được gửi đến Bộ Y tế và Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, tại cuộc họp báo ngày 16-4 về chuyển đổi vắc xin, trong đó có ComBE Five. Quan tâm lớn nhất là: tính an toàn của vắc xin ComBE Five.

Theo ông Trần Như Dương – phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, ComBe Five được phát triển từ những năm 1980. Bước tiến của vắc xin này là năm 2010, khi Biological phát triển và đăng ký thành công ComBE Five 5 thành phần dung dịch toàn phần tại Ấn Độ.

Ông Dương cho hay năm 2012, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiền thẩm định vắc xin dạng dung dịch, nhà sản xuất này cũng đã trúng thầu cung cấp ComBE Five cho chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng thông thường tại trên 40 quốc gia.

Tuy nhiên báo giới rất e ngại về tính an toàn, nhất là khi vắc xin mới ComBE Five. Nguyên nhân do nó có thành phần tương tự vắc xin Quinvaxem là ho gà toàn tế bào, có đường dùng, cách đóng gói, chỉ định tiêm giống Quinvaxem.

Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

Vắc xin mới có độ an toàn hơn nhưng khả năng phòng bệnh tương tự loại cũ

Theo ông Dương, ở thời điểm Ấn Độ sử dụng được 40 triệu liều vắc xin 5 trong 1 ComBE Five, báo cáo ghi nhận có 11 ca phản ứng nặng sau tiêm. Trong số này có 5/11 sốt cao, co giật, khó thở… nhưng được cấp cứu kịp thời, không để lại di chứng, 6/11 bé tử vong.

Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy có 1 trẻ sơ sinh bị viêm phổi, 1 nhiễm trùng huyết, 1 gặp hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ sơ sinh… Tức là chưa có bằng chứng liên quan giữa vắc xin và các trường hợp tử vong.

Tại VN, vắc xin này đã được sử dụng thí điểm nhóm nhỏ ở bốn huyện Bình Lục, Kim Bảng, Thanh Liêm và Lý Nhân (tỉnh Hà Nam). Kết quả theo dõi 28 ngày sau tiêm cho thấy 70-86,7% các cháu có đau chỗ tiêm; 35,7-39,3% có bị đỏ và quầng đỏ ở vị trí tiêm; 34,4-39,1% các cháu có sốt; 8,9-24% các bé bỏ bú, bỏ ăn… “Không ghi nhận phản ứng nặng sau tiêm” – ông Dương nói.

Mẹ nên làm gì để đảm bảo an toàn khi bé tiêm vắc xin

Dù tốt đến mức nào thì các loại vắc xin vẫn có một tỷ lệ tai biến rất nhỏ nhất định. Theo báo cáo của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia, năm 2017 có 27 trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng tại 19 tỉnh thành.

Mặc dù qua đánh giá nguyên nhân, có tới 14 trường hợp chưa rõ, 9 cháu liên quan đến phản ứng của vắc xin (phản ứng quá mẫn, sốc phản vệ) và 4 cháu là do bệnh trùng hợp. Tuy nhiên số liệu này cho thấy số trường hợp phản ứng nặng liên quan đến vắc xin Quinvaxem, tức là loại vắc xin tương tự ComBE Five, là cao nhất.

Điều đó cho thấy khi chuyển đổi vắc xin, rất cần những biện pháp để bảo đảm an toàn. Theo ông Trần Minh Điển – phó giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư, khám sàng lọc trước tiêm thật kỹ lưỡng để có chỉ định hoàn tiêm. Mẹ nên ngừng tiêm các cháu đang có ốm, sốt, có bệnh sẵn có… là biện pháp bảo đảm an toàn quan trọng nhất.

Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

Ông Trần Như Dương, phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, trả lời các câu hỏi về văcxin ComBE Five tại cuộc họp báo chiều 16-4 – Ảnh: V.DŨNG

Theo ông Điển, “trước khi đi tiêm phòng cho trẻ, bà mẹ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng và theo dõi sức khỏe của trẻ, thông báo với cán bộ y tế về tiền sử bệnh tật, việc dùng thuốc và các phản ứng sau tiêm ở những lần trước”.

Còn cán bộ y tế khai thác kỹ tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc, tiền sử tiêm chủng và phản ứng sau tiêm, khám sàng lọc kỹ lưỡng, hướng dẫn bà mẹ cách theo dõi trẻ… Với những trẻ có bệnh lý, ông Điển hướng dẫn gia đình nên đưa trẻ đến các phòng tiêm của bệnh viện chuyên khoa để có bác sĩ chuyên khoa khám sàng lọc và chỉ định tiêm hay hoãn tiêm chủng cho trẻ.

Tiêm chủng vẫn là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh và ngăn dịch

Có một vòng luẩn quẩn của tiêm chủng được ông Trần Minh Điển nêu tại họp báo: khi có tai biến sau tiêm, các gia đình e ngại, không đưa con đi tiêm chủng, nhưng khi tỉ lệ tiêm giảm xuống thì dịch lại bùng lên.

Ở Nhật Bản cuối thập niên 1990 từng có 2 trẻ tử vong sau tiêm vắc xin có thành phần ho gà, tỉ lệ tiêm ngừa giảm xuống và năm sau đó dịch xuất hiện ở nhiều tỉnh thành.

Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

Những mũi vắc xin quan trọng nhất định phải tiêm phòng cho bà bầu
Tiêm phòng cho bà bầu trước và trong khi mang thai là cách tốt nhất để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn xâm nhập.

“Từ đầu năm đến nay có gần 40 trẻ mắc ho gà, khoảng 50 trẻ mắc sởi vào viện, nhiều cháu mắc ho gà gặp tình trạng tăng áp lực động mạch phổi rất nguy hiểm tới tính mạng” – ông Điển cho hay.

Thống kê của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng cho biết số trường hợp mắc ho gà năm 2017 tăng so với 2016. Cao nhất là tại Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái, Đắk Lắk, Hải Dương, TP.HCM và đã có 2 trẻ tử vong.

Là vắc xin có số lượng sử dụng lớn nhất trong các vắc xin tham gia chương trình tiêm chủng mở rộng, với khoảng 5 triệu mũi Quinvaxem và tới đây là ComBE Five được sử dụng mỗi năm. Tương ứng với số vắc xin này là nỗi lo lắng của 1,7 triệu gia đình có con được tiêm loại vắc xin 5 trong 1 mới này. Tháng 5 này ComBE Five sẽ được dùng tiếp ở 4 tỉnh trước khi mở rộng ra toàn quốc vào tháng 6-2018.

Ngành Y tế kết luận vắc xin ComBE Five có độ an toàn cao

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh (trưởng khoa nhiễm – thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), vắc xin ComBE Five có độ an toàn, hiệu quả cao như Quinvaxem nên các bà mẹ đưa con đi chích ngừa sau khi sinh hãy yên tâm.

Điều mà các nhà quản lý và người làm chuyên môn lo nhất là người dân băn khoăn vì sao mới phải đổi vắc xin Quinvaxem. Từ đó họ sẽ lo lắng về loại vắc xin mới thay thế, không đưa con đi tiêm vắc xin sẽ làm dịch bệnh quay lại.

Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, GS.TS Đặng Đức Anh (giữa) trả lời báo chí tại cuộc họp báo – Ảnh: V.D

GS.TS Nguyễn Thị Kê, nguyên viện trưởng Viện Vắc xin và sinh phẩm y tế (IVAC), cho biết vắc xin ComBE Five được đưa về VN và được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế cho phép tiến hành thử nghiệm lâm sàng.

Kết quả nghiệm thu cho thấy vắc xin đạt tiêu chuẩn an toàn và khả năng tạo đáp ứng miễn dịch. Ngoài ra, loại vắc xin này cũng được sản xuất trên dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP (thực hành tốt trong sản xuất) của WHO.

Một số thắc mắc khác về vắc xin 5 trong 1 mới

Vì sao phải chuyển đổi vắc xin?

Vắc xin Quinvaxem được sử dụng tại VN từ năm 2010, với 41 triệu liều đã sử dụng. Đây là vắc xin rất được quan tâm do số lượng sử dụng lớn và số trường hợp gặp phản ứng sau tiêm cao hơn. Tháng 5-2013, Bộ Y tế đã có quyết định tạm ngưng sử dụng vắc xin này do liên tục từ tháng 12-2012 đến tháng 1-2013 có nhiều trẻ em gặp tai biến sau tiêm. Sau đó nó được cho sử dụng lại.

Tuy nhiên từ tháng 12-2016, Hãng Berna Biotech, nhà sản xuất Quinvaxem, đã ngưng sản xuất vắc xin này. Do đó UNICEF, Bộ Y tế và các nhà tài trợ đã cùng bàn bạc để lựa chọn vắc xin mới và ComBE Five đã được chọn.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, nhà sản xuất ComBE Five có năng lực sản xuất hàng trăm triệu liều vắc xin này/năm.

Từ 6-2018, Bộ Y tế thay loại vắc xin 5 trong 1 mới an toàn hơn!

3 loại văc xin mới được tiêm miễn phí cho trẻ năm 2018
Một số loại văc xin mới sẽ được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng theo kế hoạch của Bộ Y tế từ tháng 4 năm nay. Đặc biệt, văc xin 5 trong 1 sẽ được nhập khẩu thay thế từ Ấn Độ - trước đây là Hàn Quốc.

Đang tiêm Quinvaxem có thể chuyển sang ComBE Five

Theo ông Trần Như Dương, trẻ đã tiêm mũi 1 Quinvaxem có thể tiêm tiếp mũi 2-3 bằng ComBE Five. Ngoài vắc xin này, tại VN hiện có 2 loại vắc xin 5 và 6 trong 1, ngừa các bệnh tương tự Quinvaxem và ComBE Five (chỉ khác thành phần ho gà là vô bào).

Mỗi năm có khoảng 200.000 – 300.000 liều vắc xin có thành phần ho gà vô bào đã được sử dụng trong tiêm chủng trả tiền. Tương đương gần 100.000 trẻ em mới sinh hằng năm, số xấp xỉ 1,7 triệu cháu dùng vắc xin Quinvaxem và tới đây là ComBE Five miễn phí.

Đáng chú ý là các gia đình hoàn toàn có thể lựa chọn và quyết định loại vắc xin sử dụng cho con em mình.

Nhìn chung thay đổi vắc xin 5 trong 1 là biện pháp tốt để đảm bảo an toàn và nguồn cung vắc xin ngừa dịch, phòng bệnh cho trẻ em. Các bậc phụ huynh nên theo dõi đúng lịch tiêm, cho bé tiêm phòng đầy đủ và theo dõi kỹ sức khỏe bé để hạn chế các tai nạn sau tiêm.

Mẹ nhớ tuyệt đối không được nghi ngại tai biến mà bỏ tiêm vắc xin cho bé. Điều này là rất nguy hiểm cho an toàn của trẻ và có thể tạo thành dịch bệnh rất khó kiểm soát.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc