Từ A-Z cách trị hăm cho trẻ sơ sinh theo dân gian mẹ nào cũng nên biết
Chống hăm cho trẻ sơ sinh, một khi đã thực hiện là phải dứt điểm để trả lại cho bé làn da mịn màng và mẹ cũng không phải xót con mỗi lần vệ sinh cá nhân cho bé.
Cách trị hăm cổ cho trẻ sơ sinh
Sau khi sinh hầu hết trẻ đều dễ bị hăm. Hăm cổ là phổ biến hàng đầu. Nguyên nhân có thể do gai nhiệt hay còn gọi là ban nhiệt, thường xuất hiện ở thời điểm mùa Hè nóng nực. Hoặc bé bị hăm do nhiễm khuẩn, nấm vì vùng cổ của trẻ có nhiều nếp gấp, mồ hôi, ẩm ướt, khó vệ sinh
Hăm cổ à, dễ thôi, mẹ “ra tay” đặc trị với các loại lá là hết ngay
“Tuyển tập” nho nhỏ dưới đây có thể giúp mẹ trị hăm cổ cho bé hiệu quả:
Lá trầu không: Dùng 4 lá trầu rửa sạch, đun sôi để nguội. Dùng khăn sạch thấm nước trầu lên vùng bị hăm của trẻ, 1 ngày thực hiện 3 lần, thực hiện liên tục trong vòng 1 tuần mẹ sẽ thấy kết quả. Cách này áp dụng tương tự khi bé bị hăm háng.
Búp ổi, lá ổi: Dùng 1 nắm nhỏ lá ổi hoặc búp, rửa sạch sau đó đun sôi để nguội. Dùng khăn hoặc bông gòn rửa chỗ hăm cho bé. Thực hiện đều đặn ngày 3 lần.
Nụ vối: Tương tự như lá ổi, nụ vối rửa sạch, đun sôi để nguội, rửa chỗ hăm 3 lần/ngày. Thực hiện liên tục 1 tuần sẽ có kết quả như ý.
Lá mã đề tươi: Đây là loại lá thường được ít biết đến hơn về độ thông dụng nhưng hiệu quả cũng rất cao. Dùng nắm mã đề tươi, rửa sạch sau đó ngâm qua nước muối để ráo rồi vò nát và cho thêm một ít nước ấm. Cuối cùng mẹ lấy khăn sạch nhúng vào phần nước ấm rồi xoa nhẹ lên vùng cổ bị hăm của trẻ.
Lá khế: Lá khế, rửa sạch để ráo, giã nát với 1 ít muối, mẹ cho thêm 1 ít nước ấm rồi lọc lấy phần nước. Lấy 1 mảnh vải nhỏ, sạch, mềm nhúng vào chậu nước, vát khô và thấm nhẹ vào vùng cổ bị hăm của trẻ.
Dầu dừa: Nói về độ lành tính và an toàn với trẻ sơ sinh, dầu dừa đứng top dầu. Trị hăm cổ cho bé bằng dầu dừa cũng rất hiệu quả. Chỉ cần sử dụng một chút dầu thoa lên vùng cổ, sau 30 phút thì lau sạch sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan. Lưu ý kỹ là phải lau sạch nếu không sẽ gây tác dụng ngược.
Dùng gạc lạnh: Ngâm một miếng vải cotton sạch trong một chậu nước lạnh và đắp lên vùng cổ trong vài phút. Khi thực hiện xong, bạn nên lau khô nhẹ nhàng. Lặp lại 3-4 lần mỗi ngày.
Sử dụng kem bôi: Đây là phương pháp tiện lợi và phổ biến mà nhiều mẹ bỉm sữa hiện đại áp dụng. Mẹ có thể dùng những loại kem bôi da có calamine lotion, hydro-cortisone… Tốt nhất nên xin ý kiến của bác sĩ trước khi sử dùng.
Cách trị hăm háng
Nguyên lý trị hăm háng là giữ cho vùng da bị tổn thương được khô ráo và tiếp xúc không khí càng nhiều càng tốt. Mẹo dân gian chống hăm cho bé cũng dựa trên nguyên tắc này.
Đóng bỉm “không nghỉ ngơi” là nguyên nhân hàng đầu gây hăm tã
Chữa hăm bằng lá trà/ túi trà
Sử dụng túi lọc trà xanh mẹ có thể đặt một túi trà khô vào trong tã hoặc bỉm của trẻ để tinh chất tannin trong trà giúp cho da bé khô thoáng và phục hồi dần những vùng da bị tổn thương.
Với lá trà xanh tươi có thể dùng nước hãm đặc phun trực tiếp vào vùng hăm của bé. Hoặc dùng nước trà xanh để tắm cho bé, sau đó tắm lại bằng nước ấm sạch.
Tắm với khổ qua
Thái nhỏ khổ qua (mướp đắng) và rau kinh giới sau đó xay nhuyễn, lọc bỏ bã rồi đem pha với nước có nhiệt độ thích hợp để tắm cho bé. Định lượng 1 lần tắm: 2 quả mướp đắng và 1-2 mớ rau kinh giới.
Lau khô da thường xuyên
Đây vừa là cách phòng ngừa vừa là cách điều trị. Đơn giản và hiệu quả. Chỉ cần lấy một chiếc khăn khô và sạch lau mồ hôi cho bé thường xuyên là được. Đôi khi bạn có thể lau mát cho bé mỗi ngày một lần, để giảm bớt nóng và ra mồ hôi.
Bột bắp hoặc phấn rôm
Sau khi tắm cho bé, lau khô cơ thể dùng bột bắp hoặc phấn rôm bôi lên vùng cổ hoặc háng sẽ giúp hấp thụ độ ẩm, làm da khô thoáng hơn.
Trẻ dùng phấn rôm, cẩn thận không nguy!
Phấn rôm với khả năng thấm hút cao, được các mẹ sử dụng để tri rôm sảy và ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em. Tuy nhiên, một số trường hợp phấn rôm có thể gây dị ứng da nghiêm trọng cho bé. Thậm chí, nếu sử dụng không đúng cách, phấn rôm còn có thể gây viêm phổi.
Lưu ý sau khi áp dụng cách trị hăm háng cho trẻ sơ sinh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Để hạn chế tình trạng hăm “ghé thăm và ở lại” thường xuyên mẹ nên lưu ý:
- Tránh sử dụng các loại khăn ướt để lau mông, bẹn cho con vì có thể gây kích ứng là da mỏng manh của bé.
- Không đóng bỉm cả ngày, nên cho bé “truổng cời” vài giờ trong ngày
- Chọn chất liệu quần áo thoáng mát
- Dùng tã đúng kích cỡ cho con, không nên nhỡ mua nhầm tã bé hơn kích cỡ của con tiếc rẻ mà cho con mặc tiếp.
- Thường xuyên mát-xa vùng da hăm háng cho con bằng các loại dầu dưỡng như dầu dừa, dầu ô-liu.
Bỏ túi những bí kíp cách trị hăm cho trẻ sơ sinh không bao giờ thừa. Khi cần chỉ cần áp dụng 1 cách thôi cũng đủ giúp bé “đánh bay” hăm rồi!
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.