Tuần 12: Mốc phát triển trí tuệ thứ 3 của bé
Sự phát triển kỹ năng vận động
Khi mốc phát triển này xảy ra, bạn sẽ dễ liên tưởng tới mốc phát triển trước đó, vào tuần thứ 8, khi bé bắt đầu có thể lấy và đá đồ vật bằng tay và chân của mình. Những cử động đầu tiên đó vẫn còn hơi cứng nhắc, như một chú rối. Ở mốc phát triển trí tuệ và tinh thần thứ 3, bạn sẽ thấy con từ chú rối ấy biến thành người thật, với những cử động uyển chuyển, mềm mại hơn rất nhiều.
Những thành tựu sẽ đến sau mốc phát triển trí tuệ này:
- Cử động đầu, mắt linh hoạt hơn
- Lẫy, ngậm ngón chân, đẩy người
- Nâng người lên khi bám vào tay mẹ
- Cầm nắm đồ vật và cho vào miệng
- Khám phá tay, mặt, tóc, quần áo của mẹ và bản thân
- Bập bẹ các âm ee, oo, aa và tập “nói chuyện”
- Phun mưa
Các tuần phát triển trí tuệ còn được gọi là “Tuần kỳ diệu – Wonder Weeks”
Bước tiến trong khả năng nhận thức
Tuy rằng khả năng vận động là điều dễ nhận thấy nhất khi con đạt tới mốc phát triển này, nhiều thay đổi khác cũng đang diễn ra. Sự phát triển này đã ảnh hưởng đến khả năng nhận thức thế giới xung quanh, bé nhận ra được sự thay đổi ngữ điệu trong giọng nói của bạn, nhận ra ánh đèn trong phòng có thể mờ đi hay sáng lên. Thế giới xung quanh trở nên chân thực và rõ nét hơn khi bé khám phá những thay đổi liên tục xảy ra xung quanh mình.
“Nhận diện” mốc phát triển
Đối với mốc phát triển trí tuệ lần này, bạn sẽ thấy con có những biểu hiện như bám mẹ nhiều hơn, muốn được vỗ về, sợ người lạ, bú kém, ngủ kém, mút tay và khóc nhiều, không nghịch ngợm hay hóng chuyện như mọi khi.
Tìm hiểu những tuần phát triển trí tuệ của bé yêu
Trong khoảng thời gian trước 20 tháng tuổi, hầu hết các bé đều trải qua những giai đoạn phát triển trí tuệ ở các tuần giống nhau. Những mốc phát triển trí tuệ này được hai nhà nghiên cứu nổi tiếng Hetty van de Rijt và Frans X. Plooij gọi là "Tuần kỳ diệu" - Wonder Weeks
Cùng con vượt qua
Với bất kỳ mốc phát triển nào, con cũng dễ cảm thấy căng thẳng và cần được mẹ hỗ trợ để vượt qua một cách nhẹ nhàng, thoải mái nhất. Hãy thực hiện những lời khuyên dưới đây:
-Nhìn thế giới dưới góc nhận thức của bé
-Tìm hiểu cách làm thế nào để hỗ trợ con vượt qua các mốc này trong những lần sau
-Yêu thương con ngay cả khi bé có những biểu hiện đặc trưng là khóc lóc, cáu kỉnh và đeo bám.
-Chọn trò chơi và đồ chơi thích hợp
-Tìm hiểu hành vi và thái độ của bé
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.