Tuyệt đối không bao giờ rung lắc trẻ!

shape

30 Th11

Cha Mẹ TốtTh11 30, 2019

Tuyệt đối không bao giờ rung lắc trẻ!

1/ Xử trí khi bé khóc

Đa số ba mẹ đều bế bé lên, đung đưa qua lại, hoặc đưa nôi nhiều hơn khi trẻ quấy khóc. Đó chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng rung lắc ở trẻ. Thay vì vậy, ba mẹ nên xử trí tình huống khéo léo và kiên nhẫn hơn.

Bé khóc là tín hiệu của vấn đề cụ thể, có lẽ bé muốn thay tã, đòi ăn, cảm thấy nóng hay lạnh, hoặc đơn giản chỉ là muốn gây sự chú ý. Lúc này, mẹ có thể bế em vỗ về, xoa lung để bé bớt khó chịu. Tắt đèn, giảm bớt tiếng động, giữ ấm hoặc thêm gió mát cho bé dễ chịu. Nhiều trẻ lại thích xoa dịu bằng sự chuyển động, vì vậy mẹ có thể bế bé di chuyển nhẹ nhàng hoặc đặt bé vào trong xe đẩy. Lau người bé với khan sấp nước ấm hoặc cho bé ngậm ti cũng là lựa chọn lý tưởng.

Tuyệt đối không bao giờ rung lắc trẻ!

11 cách vỗ về khi bé khóc
Một trong những khoảnh khắc kém đáng yêu nhất thiên thần nhỏ chính là thời điểm bé khóc nhè. Làm sao để bạn làm dịu những cơn dỗi hờn này một cách đơn giản nhất? Dưới đây là 11 mẹo dỗ bé khóc rất dễ áp dụng dành cho mẹ.

2/ Làm thế nào nếu bé không ngừng khóc?

Tuyệt đối không bao giờ rung lắc trẻ!

Đừng nổi nóng nếu mẹ không thể dỗ bé nín khóc

Không chỉ riêng bạn, bất cứ ai khi dỗ trẻ khóc nhưng không thành, đều có thể nóng giận mất kiểm soát. Lúc này, dù chỉ là sự la hét, quát mắng hay một cái tét mông, cũng đủ gây chấn động tâm lý cho trẻ. Vì vậy, nếu không giữ được bình tĩnh khi bé cứ tiếp tục khóc, mẹ nên nhờ ba hoặc người thân thay phiên dỗ bé. Sau sinh, những áp lực có thể làm bạn trở nên mất kiểm soát. Do đó, bạn nên thư giãn và nghỉ ngơi ngay sau khi phát hiện thấy mình có dấu hiệu nổi nóng.

3/ Dấu hiệu của hội chứng trẻ bị rung lắc

Trẻ có thể xuất hiện dấu bầm tím trên cơ thể hoặc không, nhưng đa số đều có triệu chứng:

-Buốn ngủ bất thường.

-Bỏ ăn, bú kém hoặc nôn không rõ nguyên do.

-Bé không còn mỉm cười, giao tiếp bằng ánh mắt hay bập bẹ nói.

-Cơ thể cứng hoặc co giật.

-Trẻ đi khập khiễng.

-Khó thở, thở khò khè.

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu trên, mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám. Nếu bé có dấu hiệu ngừng thở, không rung lắc hay tác động mạnh lên trẻ, gọi cấp cứu và thực hiện kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản.

4/ Vận động sự giúp đỡ

Làm cha mẹ luôn luôn áp lực và mệt mỏi. Tuy nhiên, đừng để vì một phút buồn bực, bạn lỡ tay làm hại chính bé yêu của mình trong vô thức. Ba mẹ nên nhớ: Rung lắc không làm trẻ nín khóc hay ngoan ngoãn hơn. Thành viên trong gia đình nên thay phiên nhau chăm sóc trẻ để tránh bị stress. Tuyệt đối không “giao trứng cho ác”, tức là các đối tượng có tiền sử bạo lực hoặc những người không mấy ưa trẻ em.

Nếu mẹ cảm thấy mình đang có dấu hiệu của bệnh trầm cảm sau sinh, nên tâm sự với người thân và các chuyên gia tâm lý để được tư vấn và giúp đỡ.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Việc cần làm khi trẻ sơ sinh khóc
  • Con quấy khóc trước khi đi ngủ

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc