U40, khao khát làm mẹ đến mức sẵn sàng nằm bất động suốt 9 tháng

shape

01 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 01, 2021

U40, khao khát làm mẹ đến mức sẵn sàng nằm bất động suốt 9 tháng

Cổ tử cung chính là cửa ngõ để bảo vệ em bé suốt 40 tuần thai. Cơ quan này đóng kín suốt thai kỳ mà chỉ mở ra khi bé đủ ngày đủ tháng. Nhưng không phải bà mẹ nào cũng có được cổ tự cung “chế tác” tự nhiên hoàn hảo để làm mẹ.

Chị Hầu Tiểu Hồng (37 tuổi) là phụ nữ không may mắn đó. Dù đã mang thai 5 lần nhưng đều không giữ được con do mắc dị tật mang tên bất túc cổ tử cung. Tức là cổ tử cung quá yếu không không thể giữ thai nhi. Quyết tâm có con của chị mạnh mẽ tới mức chị chấp nhận nằm yên trên giường đủ 9 tháng, không tắm, không đi bộ và việc đánh răng, rửa mặt, đi vệ sinh tại chỗ.

Kết hôn cách đây 10 năm, tin vui mang thai đến từ rất sớm nhưng thai vừa tròn 40 ngày, khi chị đang thu quần áo khô để cất đi thì đột nhiên động thai và em bé mất. Lần mang thai thứ 2, thứ 3 cũng có kết thúc đau đớn như vậy. Tự trách mình có cơ địa không tốt nên để mất con nhưng đến lần mang thai thứ 4, đi khám chị mới biết bản thân bị chứng bất túc cổ tử cung.

U40, khao khát làm mẹ đến mức sẵn sàng nằm bất động suốt 9 tháng

Có trải qua những đớn đau khi sảy thai liên tiếp mới hiểu có con hạnh phúc tới nhường nào

 “Có lần con được 5 tháng rồi, bụng tôi cũng đã nhô lên nên cả nhà đều hy vọng, Vậy mà cuối cùng tôi chỉ ho vài cái mà lại mất con”, chị Hồng cho biết.

Ở lần mang thai thứ 6, khi người thân khuyên chị nên bỏ thai để tránh phải sảy thai thêm nữa ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tinh thần của chị nhưng lần này chị quyết tâm phải sinh con ra.

“Có một cách để giữ con cho chị nhưng rất khó. Chị phải cố gắng giữ được đến 16 tuần, sau đó chúng tôi sẽ khâu cổ tử cung lại. Tuy nhiên, nó cũng chưa đảm bảo được ối không vỡ non hay sảy thai. Tốt nhất chị nên nằm yên trên giường suốt thai kỳ, tránh mọi hoạt động”, đó là những lời bác sĩ  nói với vợ chồng chị Hồng. Và chị đã làm theo đúng lời bác sĩ dặn.  

Một chặng đường dài suốt 9 tháng được lặp đi lặp lại bao gồm: Thức dậy, nằm nghiêng trên giường để đánh răng, súc miệng, ăn sáng, nằm xuống, ăn trưa, nằm xuống, ăn tối và sau đó là đi ngủ.

4 tháng đầu, chị sẽ được tiêm 3 mũi thuốc giữ thai mỗi ngày. Đến khi em bé chào đời, chị Hồng tiêm tổng cộng hơn 200 mũi, cả cánh tay bầm tím vì vết kim. Lâu ngày không đi lại chân cũng có triệu chứng căng cứng và teo nhỏ. Hệ tiêu hóa, hệ bài tiết cũng bị ảnh hưởng nên mỗi lần đi vệ sinh chị đều đau đớn toát mồ hôi.

Đã có lúc chồng chị cầu xin vợ bỏ cuộc nhưng đã 10 năm mong con, trải qua bao lần đau đớn vì sảy thai chị vẫn tự động viên mình và động viên chồng.

Bằng lòng quyết tâm và sự hỗ trợ tận tình của chồng cũng như gia đình, chị Hồng đã giữ em bé trong bụng an toàn được 38 tuần. Bác sĩ tháo chỉ khâu cổ tử cung chị ra khoảng 4 tiếng thì bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Sau hơn 1 tiếng vật vã trong phòng sinh, cuối cùng cô con gái anh chị chờ đợi bao năm cũng chào đời khỏe mạnh. Bé nặng 2,4kg.

Chị Hồng thì vừa lau nước mắt vừa mỉm cười: “10 năm rồi, cuối cùng tôi cũng có đứa con của riêng mình. Dù khổ thế nào thì cũng xứng đáng”. 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc