Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi

Share this Post:
Nuôi dạy con

Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi

Là một người mẹ, bạn cần nắm được lượng thực phẩm mà trẻ nên dùng hàng ngày bao nhiêu sẽ hợp lý, hay nói khác hơn là ước tính lượng calo lý tưởng cần thiết cho trẻ. 

Việc thực hiện chế độ dinh dưỡng cân đối, đủ đầy chính là chìa khóa vàng đem đến sự phát triển thể chất tối ưu ở trẻ. Để tính chính xác lượng calo của một cá thể đòi hỏi rất nhiều yếu tố. Trong bài viết sau, sẽ chia sẻ một cách chung nhất về nhu cầu calo ở từng giai đoạn cụ thể của trẻ. Bạn đừng bỏ qua nhé!

Giải đáp: Calo có gây hại cho cơ thể của trẻ hay không?

Nói một cách dễ hiểu, calo là một đơn vị đo năng lượng. Cơ thể chúng ta tiêu thụ thức ăn và biến nó thành năng lượng (calo) để duy trì các hoạt động sống. Tuy nhiên, nó không được sử dụng như một tham số để ước tính trọng lượng hay chiều dài của một loại thực phẩm bất kỳ.

Lấy ví dụ, một quả táo cung cấp khoảng 80 calo, điều này có nghĩa rằng đây là phần năng lượng mà trẻ có thể nhận được sau khi ăn quả táo đó. Sự thật là hầu hết mọi loại thực phẩm đều chứa calo và cơ thể người lấy calo chủ yếu từ đó.

Do vậy có thể khẳng định rằng calo không hề có hại, trái lại còn rất quan trọng với cơ thể trẻ. Tuy nhiên, điều cần thiết phải ước tính lượng calo mà trẻ cần dung nạp mỗi ngày để tránh tình trạng thiếu hoặc thừa. Từ đó mà bạn có thể lên được thực đơn đảm bảo đầy đủ được các yếu tố dinh dưỡng cần thiết hơn.

Tầm quan trọng của calo đối với sức khỏe trẻ em

Trước khi nói đến việc tính lượng calo cho từng đối tượng cụ thể, hãy cùng bàn qua về vai trò của calo với trẻ em.

Như đã đề cập ở trên, calo cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày của cơ thể. Hơn nữa, calo cũng góp phần vào hoạt động nhịp nhàng của các cơ quan bên trong.

Song việc chỉ nạp calo cho cơ thể mà không sử dụng hoặc chỉ sử dụng một lượng rất nhỏ là điều hoàn toàn không nên. Mặc dù bình thường cơ thể sẽ đốt cháy calo ngay cả khi bạn đang ngồi, xem tivi, đứng hoặc thậm chí là ngủ nhưng những điều này vẫn chưa đủ. Vấn đề quan trọng hơn là trong ngày, con bạn cần phải vận động nhiều tối thiểu khoảng 1 giờ hoặc hơn thế nữa.

Khi vận động, cơ thể trẻ không những đốt cháy calo mà còn tăng cường sức khỏe và duy trì thể trọng tốt cho các bé.

Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ trong từng giai đoạn

Quay lại vấn đề chính: Liệu trẻ nên nạp bao nhiêu calo mỗi ngày? Câu trả lời còn phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như tuổi, cân nặng, giới tính, mức độ vận động, tình trạng sức khỏe… Do vậy, sau khi đánh giá tất cả các yếu tố này, bạn có thể tính lượng calo cần thiết hằng ngày cho trẻ.

Dưới đây là các thông tin cơ bản và chung nhất về nhu cầu calo ở trẻ qua các giai đoạn:

1. Trẻ sơ sinh

Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi

Là một người mẹ, bạn sẽ dễ dàng nhận ra khi bé chưa nhận đủ calo, con có thể sẽ trở nên cáu kỉnh, quấy khóc, ngủ không yên hoặc có những biểu hiện lạ khác.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo trung bình ở trẻ sơ sinh rơi vào khoảng 120 calo trên mỗi kg cân nặng. Từ đó, làm một phép toán đơn giản, nếu con bạn khoảng 3 kg thì lượng con số này sẽ rơi vào tầm 360 calo.

2. Trẻ mới biết đi

Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi

Với trường hợp trẻ mới biết đi hoặc 1 – 2 tuổi, các bé khá hiếu động và luôn muốn khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, trung bình trẻ ở giai đoạn này sẽ cần khoảng 90 calo cho mỗi kg cân nặng. Từ đây có thể suy ra ước tính lượng calo dao động khoảng từ 1.000 đến 1.400 calo mỗi ngày.

Tuy vậy, bạn không nhất thiết phải cố nhồi nhét con ăn một lúc mà nên chia thành 4 – 5 bữa ăn nhỏ trong ngày. Bởi lẽ, trẻ mới biết đi thường có dạ dày khá nhỏ và nhạy cảm. Lúc này, cơ thể cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa thức ăn.

3. Trẻ trong độ tuổi học mẫu giáo

Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi

Tương tự như ở trẻ mới biết đi, trẻ ở lứa tuổi học mẫu giáo (khoảng 3 tuổi) cũng cần một lượng calo như vậy. Thế nhưng, khi trẻ lên 4 tuổi, ước tính lượng calo lúc này sẽ lên đến 2.000 calo/ngày.

Bạn có thể gặp khá nhiều khó khăn khi cho trẻ mẫu giáo ăn vào giai đoạn này. Lý do vì trẻ có xu hướng thích chơi hơn ăn khiến bạn phải mất rất nhiều thời gian để cho bé ăn.

4. Trẻ đang trong độ tuổi đi học

Ước tính lượng calo cần thiết cho trẻ theo từng lứa tuổi

Khi trẻ lớn hơn đồng nghĩa với nhu cầu về calo cũng tăng theo. Ước tính lượng calo trong độ tuổi này vào khoảng 1.600 – 2.500 calo hằng ngày.

c tuổi là 64 calo trên mỗi kg cân nặng. Bố mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề ăn uống ở trẻ tuổi đi học. Các bé thường có xu hướng dễ sa vào nghiện đồ ăn vặt, điều này có thể khiến trẻ mắc nguy cơ béo phì rất cao.

Bắt con ăn kiêng để giảm cân, liệu có nên chăng?

Việc có một thói quen ăn uống không tốt đôi khi có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tăng cân và béo phì. Thế nhưng, điều này không đồng nghĩa với việc bạn ép buộc con ăn kiêng để giảm cân.

Trẻ em hoàn toàn không nên làm điều đó trừ khi nhận được lời khuyên từ bác sĩ hoặc do một số tình trạng sức khỏe bắt buộc.

Thay vì vậy, hãy rèn giũa cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ đầu, đồng thời kết hợp với việc tinh giảm đường khỏi bữa ăn sẽ là biện pháp tốt nhất giúp bé giảm cân hiệu quả.

Bật mí chế độ ăn uống cân bằng cho trẻ

Để nói về việc cho trẻ ăn uống thế nào là hợp lý là cả một câu chuyện dài. Tóm lại, một chế độ ăn uống cân đối sẽ bao gồm các loại thực phẩm thiết yếu như:

  • Thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì nguyên hạt, mì ống, cơm trắng …
  • Các loại rau, củ, quả tươi
  • Thịt hoặc cá
  • Sữa cùng các chất béo lành mạnh ở dạng bơ, phô mai…

Nên nhớ rằng việc ăn uống hợp lý sẽ là tiền đề quan trọng để trẻ phát triển khỏe mạnh. Để làm được điều này, bạn cần ước tính được lượng calo cần thiết ở trẻ trong từng lứa tuổi. Trường hợp có bất kỳ mối lo ngại nào về dinh dưỡng ở trẻ, bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
 Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: