Vắc-xin 6 trong 1 - Bí quyết bảo vệ sức khỏe con yêu
So với người lớn, sức đề kháng của trẻ sơ sinh kém hơn rất nhiều. Bé cưng rất dễ bị các vi khuẩn, vi-rút tấn công gây bệnh. Tiêm phòng sẽ giúp bé phòng ngừa được những căn bệnh nguy hiểm. Vắc-xin 6 trong 1 là lựa chọn tối ưu để giảm các mũi tiêm cho bé, đồng thời tránh việc thiếu sót của mẹ.
Tiêm phòng cho trẻ là cách đơn giản và hiệu quả nhất để bảo vệ bé khỏi những căn bệnh nguy hiểm
Vắc-xin 6 trong 1 là vắc-xin gì?
Vắc-xin 6 trong 1 có tên Infanrix Hexa. Đây là vắc-xin phối hợp phòng ngừa 6 loại bệnh ở trẻ sơ sinh, bảo vệ trẻ khỏi những căn bệnh có nguy cơ tử vong hoặc tàn tật gồm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt, Viêm gan siêu vi B và bệnh do Hib (các bệnh gây ra do vi khuẩn Hacmophilus influenzac type b). Đặc biệt, tiêm phòng mũi 6 trong 1 còn giúp bảo vệ bé khỏi bệnh viêm màng não mủ.
Châu Âu là nơi sử dụng vacxin Infanrix Hexa đầu tiên vào ngày 23-10-2000. Hiện nay, các quốc gia Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thụy Điển… dùng vacxin Infanrix Hexa tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Nếu bé được chích vắc-xin ngay từ khi mới sinh ra, vắc-xin 6 trong 1 sẽ giúp bé giảm số mũi tiêm từ 9 xuống còn 3 mũi.
Loại vắc-xin này giúp bé tạo nên hệ miễn dịch kháng lại 6 loại bệnh nguy hiểm. Sau mỗi lần chích ngừa, hệ miễn dịch của bé sẽ mạnh hơn. Việc tiêm phòng đúng và đủ vì vậy rất quan trọng với bé. Nếu bé bị trễ hạn chích ngừa, ba mẹ cần bổ sung ngay mà không được bỏ qua.
Tại sao cần phải tiêm phòng cho trẻ?
Việc tiêm phòng cho trẻ có ý nghĩa quan trọng đến sức khỏe của bé không chỉ những năm đầu đời mà còn rất nhiều năm sau này. Mẹ đã hiểu rõ vai trò của những loại vắc-xin tới con hay chưa?
Tiêm phòng 5 trong 1 và 6 trong 1: Chọn sao mẹ ơi?
Nhiều mẹ tỏ ra lúng túng khi tiêm phòng vắc-xin cho bé con. Mẹ không biết vắc-xin 5 trong 1 và 6 trong 1 khác nhau như thế nào?
5 trong 1 là vắc-xin phối hợp phòng ngừa 5 loại bệnh. Khi tiêm vắc-xin này bé sẽ được giảm mũi tiêm từ 9 còn 4 mũi. Vắc-xin 5 trong 1 có 2 loại với thành phần khác nhau:
- Vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem ngừa được 5 loại bệnh: Bạch cầu, Ho gà, Uốn ván, Viêm não do vi trùng Hib, viêm gan B. Mũi tiêm này không phòng bệnh bại liệt. Nếu mẹ cho bé tiêm mũi tiêm này thì bé sẽ được bổ sung mũi tiêm phòng ngừa bệnh bại liệt.
- Vắc-xin 5 trong 1Pentaxim có thể ngừa được 5 loại bệnh, trừ viêm gan B. Trẻ sẽ cần bổ sung mũi tiêm phòng viêm gan B nếu tiêm vacxin Pentaxim.
Mục đích của việc tiêm vắc-xin nhằm phòng ngừa các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Nếu mẹ tiêm vắc-xin 5 trong 1 cho bé thì bé chỉ cần bổ sung loại vắc-xin còn thiếu. Như vậy có nghĩa rằng việc chọn vắc-xin 6 trong 1 hay vắc-xin 5 trong 1 để tiêm cho bé cơ bản không có gì khác nhau. Mẹ không cần quá lo lắng cho vấn đề này nhé.
Một lưu ý cho mẹ đó là cần giữ lại tất cả các hồ sơ chích ngừa của bé. Điều này sẽ giúp việc theo dõi sức khỏe của bé dễ hơn, không bị sai sót.
Tiêm phòng sởi cho trẻ khi nào là chuẩn?
Chủ động tiêm phòng sởi cho trẻ là cách tốt nhất và an toàn nhất bảo vệ con khỏi dịch bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, tiêm phòng sởi khi nào và mức độ an toàn ra sao? Tham khảo thông tin sau mẹ nhé!
Lưu ý khi tiêm vắc-xin cho trẻ
Một số trẻ sau khi tiêm phòng có hiện tượng sốt nhẹ, sưng đỏ hoặc đau nơi bị tiêm. Trước khi tiêm phòng, mẹ nên cho bé uống một ly muỗng cà phê nước đường. Việc này sẽ giúp bé giảm đau. Trong lúc tiêm, mẹ hãy cố gắng làm bé sao lãng để việc tiêm phòng diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
Sau khi tiêm, ba mẹ nên ngồi tại phòng nghỉ ít nhất 30 phút để theo dõi những phản ứng nếu có của vắc-xin. Nếu bé bị sốt hoặc sưng đỏ nơi tiêm, ba mẹ có thể cho bé uống ibuprofen hoặc paracetamol để giảm đau. Tình trạng này thường chỉ kéo dài từ 1 đến 2 ngày sau đó sẽ khỏi hoàn toàn.
Có rất ít trường hợp bé không nên chích vắc-xin phối hợp này. Tuy nhiên ba mẹ cần lưu ý, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định chọn loại vắc-xin tiêm cho bé nếu bé từng xuất hiện một trong những hiện tượng sau:
- Sốt co giật trong 72 tiếng sau khi tiêm
- Phản ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc chủng ngừa, kể cả neomycin và polymyxin B.
Vắc-xin 6 trong 1 rất an toàn, và an toàn hơn hẳn việc bé có thể mắc phải một trong những căn bệnh nguy hiểm trên. Ba mẹ nên cho bé tiêm phòng đúng độ tuổi để đảm bảo sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu bé đang bị bệnh kèm sốt, ba mẹ có thể đợi đến khi bé khỏi hẳn mới tiêm phòng nhé.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.