Xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Đối với trẻ sơ sịnh bị ho có đờm và sổ mũi, thông thường mẹ vẫn ưu tiên sử dụng các biện pháp dân gian sau đó mới đưa tới bác sĩ chuyên khoa nếu tình trạng bệnh có dấu hiệu nặng hơn hoặc không giảm bớt.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Dù là nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi thì thuốc kháng sinh cũng không phải là lựa chọn hàng đầu của hầu hết mẹ Việt. Thuốc sẽ không làm vi-rút bị tiêu diệt nhanh hơn mà thậm chí còn có một số tác dụng phụ gây hại.

Sau khi sinh những triệu chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp cũng thường xuyên lặp lai. Mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng một số mẹo dân gian để xử lý nhanh từng triệu chứng ho có đờm, sổ mũi.

Trị ho có đờm

Nguyên nhân chủ yếu gây ho có đờm là sự tăng tiết chất nhầy trong cổ họng làm cổ họng ngứa ngáy khó chịu và làm cản trở quá trình hô hấp trong cơ thể. Triệu chứng thường thấy trẻ bị ho liên tục, khó thở, nôn trớ, đau họng, bú ít… Trong dân gian lưu truyền nhiều mẹo trị ho có đờm, an toàn, hiệu quả cho trẻ sơ sinh.

Xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Khi có biểu hiện ho có đờm hay sổ mũi trẻ thường cảm thấy khó chịu

Tắc chưng đường phèn

Đây là bài thuốc tương truyền khá lâu đời và được nhiều mẹ tin dùng. Tắc hay còn gọi là quất chưng đường phèn sẽ giúp bé yêu trừ ho, loại bỏ đờm.

Cách thực hiện như sau: 2 trái tắc xanh, bỏ hạt, cắt nhiều miếng nhỏ sau đó cho tắc cùng một ít đường phèn vào chén và hấp cách thủy từ 15 – 20 phút. Để nguội cho bé uống. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Chanh đào

Chanh đào là mẹo dân gian mới phổ biến rộng rãi gần đây. Đối với trẻ lớn và người trưởng thành, có rất nhiều cách chữa ho với chanh đào như chanh đào ngâm muối, mật ong, đường phèn. Với trẻ dưới 1 tuổi mẹ chưng chanh đào với đường phèn.

Cách thực hiện: Chanh đào rửa sạch, cắt thành từng miếng mỏng, sau đó cho đường phèn, chanh đào vào chén và hấp cách thủy khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng cà phê.

Củ nén

Củ nén (hay còn được gọi là củ hành tăm) có cùng họ với hành tỏi. Đây là loại gia vị của người miền Trung. Theo những tài liệu nghiên cứu gần đây, củ nén có tính kháng sinh, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, sát trùng đường hô hấp, tiêu hóa, chống sình bụng, cảm cúm, ho, viêm họng.

Cách thực hiện: Sử dụng 10 củ nén, một ít đường phèn, rượu trắng. Củ nén giã nguyễn, cho đường phèn vào, đun cách thủy cô được được 4,5 muỗng canh rồi cho trẻ uống.

Xử lý nhanh khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Ho - dấu hiệu nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh
Ho ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh mà nó chỉ là triệu chứng, dấu hiệu của một số bệnh căn bệnh, có thể là bệnh đơn giản nhưng đó cũng có thể là triệu trứng của căn bệnh nghiêm trọng mà cha mẹ không nên xem thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một số bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh có biểu hiện ho.

Trị sổ mũi

Nguyên nhân phổ biến của tình trạng “nước mũi thò lò” thường xuyên ở bé yêu chính là vi rút gây ra cảm lạnh. Bé bị cảm lạnh trung bình 1 tháng 1 lần hoặc 10 – 12 lần/ năm. Một đợt cảm lạnh thông thường sẽ kéo dài từ 1 tuần đến 10 ngày. Ngoài ra có thể do trẻ bị ứng hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

Một số cách giúp mẹ nhanh chóng loại bỏ sổ mũi:

  • Sử dụng nước muối sinh lý: Mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý rửa mũi cho trẻ 1 – 2 lần/ngày. Ngoài ra, nếu nước mũi nhiều và đặc, các mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi, hút nhẹ nhàng hai bên mũi để tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
  • Sử dụng dầu ô-liu: Dùng dầu ô-liu bôi vào phần mềm bên trong lỗ mũi giúp niêm mạc mũi khỏe mạnh, tống đầy vi khuẩn ra ngoài và hết sổ mũi.
  • Dùng sữa mẹ: Nhỏ trực tiếp sữa mẹ vào lỗ mũi trẻ. Nên nhỏ khi trẻ ngủ, ngày nhỏ từ 2 – 3 lần khoảng 4-5 ngày sẽ bớt.
  • Trà gừng loãng: Việc bé hít ngược nước mũi xuống họng hoặc liếm, nuốt một phần nước mũi có thể khiến bé bị chướng bụng. Trong trường hợp này, chỉ cần một chút bột gừng pha vào nước trà sẽ giúp trẻ êm bụng ngay. Nếu bé đã hơn 1 tuổi, mẹ có thể cho thêm một ít mật ong để giúp bé ngon miệng hơn.

Nếu trẻ sốt cao, từ 38,5 độ trở lên thì dùng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn. Nếu như bé khó chịu đến mức không ăn hay uống được hoặc có dấu hiệu mất nước khoảng 1 tuần, đó là lúc cần đưa bé đến gặp bác sĩ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Ngay khi trẻ có dấu hiệu bệnh, mẹ cần tăng cường sức đề kháng bằng độ dinh dưỡng hằng ngày giàu vitamin và khoáng chất. Đồng thời vệ sinh nhà của và khu vực sinh sống sạch sẽ, thoáng mát.

Nếu trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường, mẹ không cần phải quá lo lắng. Chỉ cần áp dụng các biện pháp dân gian kể trên trong thời gian định mẹ sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: