Xử sao khi con gặp "giấc ngủ kinh hoàng"?
Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” là một dạng rối loạn giấc ngủ, có thể khiến bé đột ngột tỉnh giấc một cách hoảng loạn, khóc thét, la hét, rên rỉ… Mắt bé vẫn sẽ mở to, nhưng không thực sự tỉnh táo. Bé cũng không nhận thức hay phản xạ lại những gì mẹ nói hay làm. Theo các chuyên gia, hội chứng này có thể do trục trặc giữa các lần chuyển đổi giai đoạn giấc ngủ, có thể kéo dài khoảng 45 phút. Khi qua “cơn”, bé sẽ không nhớ những điều vừa xảy ra, và có thể ngủ lại ngay.
Không giống tình trạng trẻ hay khóc đêm trong những tháng đầu sau sinh. Hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng” bắt đầu với những bé biết đi, chuẩn bị đi học và có thể kéo dài đến khi bé 7 tuổi hoặc thậm chí tới tuổi vị thành niên.
Trẻ hay khóc đêm, la hét, vung tay vung chân… là những triệu chứng thường thấy của “giấc ngủ kinh hoàng”
Xử lý khi con gặp phải hội chứng “giấc ngủ kinh hoàng”
Trong hầu hết những trường hợp này, mẹ hầu như không thể làm bất cứ thứ gì để giúp bé thoát khỏi nỗi “kinh hoàng” của mình. Đừng cố đánh thức bé, ôm hay giữ bé lại. Tất cả những điều này chỉ càng khiến bé trở nên quyết liệt hơn.
Mẹ chỉ nên can thiệp những trường hợp cảm thấy con có nguy cơ bị nguy hiểm. Chẳng hạn, nếu bé có nguy cơ đập đầu vào giường, hãy nói chuyện nhẹ nhàng, chèn mình vào giữa bé và đầu giường cho đến khi bé thật sự bình tĩnh lại.
Trước khi đi ngủ, mẹ có thể chèn mền, gối xung quanh giường. Tránh trường hợp bé có thể té hoặc lăn ra khỏi giường trong trạng thái vô thức. Ngoài ra, mẹ có thể dọn sạch đồ chơi, đồ vật trên sàn, khóa cửa sổ, cửa ra vào và cửa chân, hoặc đầu cầu thang.
An toàn cho bé: 5 mối nguy hại ngay trong chính ngôi nhà của bạn
Con cái của bạn càng lớn, chúng sẽ càng nghịch ngợm, múa máy tay chân và leo trèo không ngừng… Trẻ con là vậy, với trí tò mò và tâm lý thích mạo hiểm của bé, chúng ta khó lòng có thể bảo vệ chúng khỏi các mối nguy hại. Và lại càng khó hơn để bạn có thể hình dung ra vô số mối nguy hiểm xuất hiện...
Lưu ý cho mẹ
Mẹ cần phân biệt rõ giữa “giấc ngủ kinh hoàng” và ác mộng. Những bé gặp ác mộng có thể sẽ cảm thấy sợ hãi và nhớ những chi tiết trong giấc mơ của mình, nhưng bé gặp “giấc ngủ kinh hoàng” thì không. Bé không thể nhớ, cũng không cảm thấy sợ hãi khi thức giấc.
Theo các chuyên gia, “giấc ngủ kinh hoàng” có thể xảy ra do sự hưng phấn quá mức của hệ thần kinh trung ương. Và sự hưng phấn này có thể di truyền. 80% trẻ em gặp “giấc ngủ kinh hoàng” đều có một người thân gặp tình trạng tương tự, hoặc bị mộng du – một kiểu rối loạn giấc ngủ khác.
Đa số trường hợp “giấc ngủ kinh hoàng” đều tự khỏi khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ phải chỉ định dùng thuốc. Tốt nhất, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện bệnh.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.