15 việc các cặp đôi nên làm trước khi có em bé

shape

31 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 31, 2020

15 việc các cặp đôi nên làm trước khi có em bé

Hãy xem xét những 15 việc cần làm dưới đây nhé:

1/ Có một cuộc nói chuyện với nhau về việc nuôi dạy con cái

Việc quan trọng nhất trước khi đi đến quyết định sẽ trở thành những ông bố, bà mẹ tương lai chính là nghiêm túc bàn bạc cùng nhau những gì cần ưu tiên, những mong đợi của đối phương và cả những điều khiến bạn đang lo sợ nếu bước vào vai trò mới.  Bởi thực tế, việc sinh con chắc chắn sẽ làm thay đổi khá nhiều vấn đề trong cuộc sống, không còn đơn giản như khi chỉ có 2 vợ chồng. Vì vậy, thống nhất quan điểm ngay từ lúc này là một lựa chọn sáng suốt đấy.

15 việc các cặp đôi nên làm trước khi có em bé

Những điều cần thống nhất trước khi làm cha mẹ
Làm cha mẹ là một quá trình đầy thử thách. Để khởi đầu nhẹ nhàng và thuận lợi hơn, tránh những cãi vã và bất hòa không nên có, các ông bố, bà mẹ tương lai nên thống nhất trước môt số vấn đề trước khi đón nhận vai trò mới

2/ Ngưng thuốc ngừa thai

Muốn có con, tất nhiên phải ngừng các biện pháp tránh thai. Nhưng đặc biệt, các chuyên gia đều khuyến cáo phụ nữ nên ngừng dùng thuốc tránh thai vài tháng trước khi định mang thai. Đó là thời gian đủ để các hormone trở lại bình thường.  Trong thời gian này, bạn sẽ có thể theo dõi chính xác được chu kỳ kinh nguyệt của mình, từ đó xác định tương đối được thời điểm rụng trứng – thời điểm tỷ lệ đậu thai thành công cao nhất. Nếu bạn đã dùng thuốc tránh thai một thời gian dài thì chu kỳ kinh nguyệt cũng thường sẽ mất nhiều thời gian hơn để trở lại ổn định.

3/ Cắt giảm bớt tiệc tùng và hạn chế cafein

Tác hại của rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích đối với phụ nữ mang thai cũng như phụ nữ đang mong muốn sinh con là điều chắc hẳn mọi chị em đều biết. Chúng đều là những tác nhân khiến chất lượng trứng và tinh trùng giảm sút, các nguy cơ dị tật bẩm sinh, sẩy thai, sinh non, và các biến chứng khác thai kỳ. Vậy nên, cách tốt nhất, bạn nên hạn chế đến các bữa tiệc vì đó là nơi bạn khó lòng từ chối một vài ly rượu và ít điếu thuốc xã giao.

Cũng giống như rượu bia và thuốc là, cà phê cũng không phải là một đồ uống hoàn toàn an toàn cho phụ nữ đang muốn mang thai. Bên cạnh đó, bạn hãy chú ý tới thành phần của các đồ uống mình thường dùng bởi thậm chí soda, trà, đồ uống tăng lực cũng có thể có chứa thành phần này.

 

15 việc các cặp đôi nên làm trước khi có em bé

Nên hạn chế bia, rượu nếu như vợ chồng bạn đang muốn “lên chức” bố, mẹ

4/ Kiểm soát cân nặng hợp lý

Tình trạng thừa hay thiếu cân đều sẽ gây khó khăn trong việc mang thai. Chính vì vậy, ngay từ khi có ý định mang thai, cả hai vợ chồng bạn hãy xây dựng và thực hiện một chế độ dinh dưỡng và luyện tập hằng ngày hợp lý và khoa học. Ngoài ra, việc luyện tập cũng sẽ rất tốt cho bạn để sẵn sàng tập luyện phục hồi sau sinh. Chỉ số khối cơ thể (BMI) phù hợp để bạn bước vào thai kỳ là từ 19 đến 24.

5/ Chuẩn bị về tài chính

Rõ ràng là khi em bé chào đời thì sẽ có rất nhiều thứ phải chi tiêu thêm. Ngoài ra, ngay từ khi còn mang thai, mẹ cũng có thể tưởng tượng được có nhiều khoảng phải chi trả như tiền trả cho bác sĩ mỗi lần khám thai, sữa bầu, quần áo bầu… Chính vì vậy, bạn cần có cho mình một quỹ riêng để dùng khi cần thiết. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy bớt áp lực và căng thẳng hơn khi bước vào thai kỳ nếu biết chắc mình có được một khoản dự trù. 6/

6/ Tranh thủ nghỉ ngơi

Trước khi bị mất ngủ triền miên vì con nhỏ, hay vì chứng ợ nóng, buồn tiểu, khó ngủ lúc mang thai, ngay bây giờ bạn và chồng nên tranh thủ mọi lúc để ngủ dù ngày thường hay cuối tuần. Những giấc ngủ ngắn có thể khiến bạn tỉnh táo và khỏe khoắn hơn rất nhiều. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng phụ nữ có nhiều giấc ngủ ngắn có khuynh hướng rụng trứng đều hơn là những phụ nữ khác.

7/ Giảm bớt căng thẳng

Một số nghiên cứu cho thấy mức độ căng thẳng tăng cao có thể làm chậm khả năng sinh con của bạn vì nó có thể gây ức chế đến khả năng hình thành phôi thai và cản trợ quá trình làm tổ của trứng thụ tinh. Chính vì vậy, việc tạo một môi trường sống và làm việc thoải mái để tránh căng thẳng và duy trì tâm trạng ổn định khi đang có ý định bầu bí cũng rất quan trọng.

8/ Hỏi kinh nghiệm của những người thân trong gia đình

Trước khi mang thai, bạn cũng nên hỏi mẹ, chị gái, dì và bà về kinh nghiệm mang thai trước đây của họ. Ngoài việc tham khảo các kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe khi mang thai nói chung, bạn còn nên hỏi thêm xem có ai gặp bất kỳ biến chứng nào như sinh non hay thai ngược trước đây hay không bởi các rối loạn sức khỏe đôi khi có khuynh hướng di truyền.  Nhưng đừng lo lắng quá nhiều vì mỗi trường hợp mang thai đều không như nhau. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để hiểu hơn về các yếu tố di truyền sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc mang thai như thế nào.

9/ Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai

Kiểm tra tổng quát về tình trạng sức khỏe của cả hai vợ chồng ít nhất 3 tháng trước khi mang thai chắc chắn là điều cần thiết. Bạn có thể sẽ được tư vấn về lịch tiêm chủng, kiểm tra yếu tố di truyền, kiểm tra các vấn đề sức khỏe liên quan đến tim, huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, hoặc các vấn đề về tuyến giáp cũng như các bệnh lây truỳen qua đường tình dục. Ngoài ra, khi đi khám mẹ cũng nên hỏi thêm bác sỹ về sự ảnh hưởng của các loại thuốc mà mình đang dùng hoặc dùng gần đây để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

15 việc các cặp đôi nên làm trước khi có em bé

Hiểu được các vấn đề sức khỏe mình đang gặp phải có thể giúp bố, mẹ chủ động hơn trong quá trình mang thai và sinh nở sau này

10/ Bổ sung vitamin

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ đang mong muốn có thai nên bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết trong thời gian từ 3 tới 6 tháng để có một tình trạng sức khỏe tốt nhất. Việc bổ sung đầy đủ vitamin vô cùng quan trọng đối với thai nhi sau này. Bởi lẽ khi cơ thể bạn thiếu vitamin B nó sẽ làm thai nhi suy giảm não bộ và tăng nguy cơ khuyết tật cột sống bẩm sinh đến 70%. Thêm vào đó, bạn nên bổ sung thêm các chất như sắt (ngăn ngừa bệnh thiếu máu) và canxi (chắc răng và xương).

11/ Đừng quên “thăm” nha sĩ

Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa sức khỏe răng miệng với một thai kỳ khỏe mạnh. Theo kết quả thống kê thì phụ nữ gặp các bệnh về nướu răng có nguy cơ bị sảy thai, sinh non hoặc cao huyết áp khi mang thai hơn cao hơn số còn lại.  Do đó, nếu bạn có vấn đề về răng trong thai kỳ, bạn sẽ không thể chụp X-quang khi cần và cũng không thể điều trị răng nướu như cách thông thường. Tốt nhất, bạn nên đến nha sĩ thường xuyên để chăm sóc sức khỏe răng miệng trước khi bầu bí nhé!

12/ Tìm nơi an cư

Khi quyết định có con, tức là chị em đã sẵn sàng bước sang một trang mới, ổn định và nhiều trách nhiệm hơn. Do đó, nơi ở cũng là một điều rất quan trọng. Khi bạn đã lên kế hoạch sẽ dời chỗ ở khi có thai thì bạn nên làm điều này sớm hơn. Vì chắc chắn bạn sẽ không hề muốn “chôn” mình suốt 9 tháng 10 ngày ở một nơi mình không hề thích thú hoặc cảm thấy ngột ngạt. Vì vậy, bạn cần thời gian để thích nghi với môi trường sống mới trong trường hợp bạn cần chuyển chỗ ở.

13/ Đi du lịch trước khi mang bầu

Bạn nên có kế hoạch đi nghỉ trước khi mang bầu. Khoảng thời gian thư giãn này vừa giúp tinh thần của bố, mẹ thoải mái (tăng khả năng mang thai) vừa khiến mẹ không bị “cuồng chân” khi mang thai và không thể đi đâu.

14/ Làm những việc mà khi có thai khó có thể làm

Nếu một vài món ăn trở thành món ruột của bạn nhưng lại là món hạn chế ăn trong lúc bầu bì thì bạn nên tranh thủ ăn thật nhiều.

Hãy cố gắng xem càng nhiều bộ phim bạn yêu thích vì sau khi có em bé, bạn sẽ thấy thời gian ở yên một chỗ và làm điều gì đó cho riêng mình sẽ thật xa xỉ. Ngoài ra, trong thai kỳ, bạn sẽ phải đi tiểu liên tục và sự thay đổi này sẽ làm bạn cảm thấy mất hứng. 

Ngoài ra, hãy chụp ảnh bất cứ những gì bạn thấy và thích. Đó có thể là căn nhà bạn đang ở, là nơi bạn hay ngồi, là những góc nhà ngăn nắp trước khi bạn có em bé. Sau khi có con, đây sẽ là những tư liệu tuyệt vời để bạn có thể nhìn lại tất cả và cảm nhận sự thay đổi lớn đến thế nào.

15 việc các cặp đôi nên làm trước khi có em bé

Những điều nhất thiết phải biết trước khi mang thai
Trong 100 cặp đôi đang mong muốn thụ thai, sẽ có từ 80 đến 90 đôi đạt được mục tiêu trong vòng 1 năm. Những cặp đôi còn lại có thể phải cố gắng lâu hơn, hoặc phải dùng đến những biện pháp thụ tinh nhân tạo. Việc tìm hiểu về cơ quan sinh sản, về các hoóc-môn và chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng sẽ...

15/ Hạn chế mua quần áo

Bạn sẽ có một sự thay đổi rất lớn về thân hình khi mang thai. Thế nên, không nhất thiết phải sắm thật nhiều quần áo thời trang ngay từ bây giờ vì bạn sẽ không thể mặc được chúng. Nhưng nếu muốn thật sành điệu, bạn có thể tận dụng phối các phụ kiện như đồng hồ, dây chuyền, túi xách, giày dép, nón mũ… 

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Vai trò của vitamin B9 với phụ nữ có thai?
  • Cần chuẩn bị những gì trước khi mang thai

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc