20 điều chị em cần làm trước khi dự định có thai: Sẵn sàng để có em bé
Ngưng dùng thuốc tránh thai
Bạn nên ngưng dùng thuốc tránh thai một vài tháng trước khi lên kế hoạch bắt đầu mang thai. Điều này sẽ giúp bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình chính xác hơn và nhờ thế bạn có thể tính được thời điểm rụng trứng, từ đó xác định được thời điểm dễ thụ thai nhất. Nếu bạn đã dùng thuốc một thời gian, chu kỳ của bạn có thể khác với thời điểm trước khi dùng thuốc. Phải mất một thời gian sau khi ngưng dùng thuốc, số lượng hormone trong cơ thể mới trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu chu kỳ của bạn vẫn không ổn định sau 3 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Hỏi mẹ của bạn về kinh nghiệm mang thai
Không chỉ là mẹ mà còn có chị, dì và bà đều là những người bạn có thể học hỏi kinh nghiệm làm mẹ. Một số vấn đề về sức khoẻ nhất định có thể di truyền giữa các thành viên trong một họ và lời khuyên cho bạn là nên kiểm tra lại lịch sử gia đình, sau đó thông báo những thông liên quan cho bác sĩ. Tuy nhiên không cần lo lắng quá mức. Chỉ vì chị gái bạn mất một năm mới có thai không có nghĩa là nhất thiết bạn cũng sẽ gặp tình huống tương tự. Những vấn đề liên quan đến khả năng thụ thai phổ biến như chất lượng trứng kém vì tuổi tác, ống dẫn trứng bị tắc không di truyền, nhưng một số bệnh như u nang buồng trứng hoặc u xơ tử cung thì có thể di truyền. Bác sĩ có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về những vấn đề sức khoẻ mang tính di truyền có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn để bạn có thể chuẩn bị ứng phó với chúng tốt hơn một khi bạn mang thai.
Ngưng dùng thuốc tránh thai là điều đầu tiên cần làm khi muốn có con
Khám bác sĩ
Bạn nên kiểm tra sức khoẻ tổng quát ít nhất 3 tháng trước khi bạn lên kế hoạch mang thai, đặc biệt nếu trước đây bạn không thường xuyên đi khám bác sĩ. Bạn sẽ được kiểm tra xem đã chủng ngừa đầy đủ hay chưa, kiểm tra các bệnh lây qua đường tình dục, các bệnh về tim mạch như cao huyết áp và cholesterol, cả những bệnh kinh niên như tiểu đường, hen suyễn hoặc những bệnh về tuyến giáp. Tốt hơn là bạn nên dẫn chồng đi khám cùng vì đa số đàn ông ít đi khám bác sĩ hơn phụ nữ. Kiểm tra sức khoẻ tổng quát có thể đảm bảo anh ấy không mắc bất kỳ bệnh gì hoặc đang dùng loại thuốc nào đó có ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng, gây ảnh hưởng cho khả năng thụ thai. Phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn, bác sĩ có thể khuyến nghị bạn làm thêm xét nghiệm về di truyền. Đây là cơ hội tốt để chắc rằng những loại thuốc bạn đang dùng không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và bạn nên hỏi bác sĩ những gì còn thắc mắc về việc mang thai.
Cuối cùng, hãy tận dụng lần khám này để duy trì mối quan hệ tốt với bác sĩ và đảm bảo bác sĩ đó là người bạn sẽ muốn tiếp tục theo khám khi mang thai. Nên tìm hiểu trước xem bác sĩ của bạn có nhận khám cho thai phụ hay không. Nếu đó không phải bác sĩ sản khoa, liệu bác sĩ có dành thời gian giải đáp những câu hỏi của bạn một cách đầy đủ và cẩn thận không? Mang thai là một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời của bạn, vì thế, bạn cần tìm một bác sĩ mà bạn hoàn toàn cảm thấy tin tưởng và thoải mái khi thăm khám.
Không nên quên nha sĩ
Điều này có vẻ như không liên quan gì đến việc thụ thai, nhưng việc kiểm tra răng miệng trước khi mang thai là một hành động khôn ngoan. Ngày càng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sức khoẻ răng miệng liên quan đến sức khoẻ thai kỳ; những phụ nữ bị những vấn đề về răng miêng sẽ dễ bị sảy thai và sinh non hơn. Trên thực tế, việc chải răng, súc miệng và khám nha sĩ thường xuyên có thể giảm nguy cơ sảy thai tới 70%. Đừng quên rằng việc chụp X quang trong nha khoa vốn chống chỉ định với thai phụ.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.