5 việc nên làm để chuẩn bị sinh con năm 2018

shape

31 Th01

Julia PhạmTh01 31, 2020

5 việc nên làm để chuẩn bị sinh con năm 2018

Mẹ đã đặt quyết tâm sẽ rước “cún cưng” thật đáng yêu về nhà trong năm tới? Chuẩn bị các bước để sinh con năm 2018 ngay từ hôm nay để mang đến cho bé yêu một khởi đầu thật tốt nhé! Những điểm mẹ cần quan tâm nhất chính là: Sức khỏe, dinh dưỡng, tài chính, tên của con và thời điểm thụ thai.

Mẹ khỏe sinh con khỏe

Để chuẩn bị sinh con năm 2018, trước tiên mẹ nên đảm bảo sức khỏe của bản thân thật tốt. Mẹ nên trị dứt các căn bệnh có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai hoặc mang thai trước khi phôi thai được hình thành. Cụ thể, đó là:

-Những vấn đề làm giảm sức khỏe sinh sản như kinh nguyệt không đều, u nang, đa nang buồng trứng, viêm lộ tuyến cổ tử cung…

-Tình trạng thừa cân, béo phì: Thừa cân khiến mẹ giảm khả năng thụ thai. Do đó, cần phải đạt được cân nặng hợp lý trước khi mang thai.

-Thiếu máu: Thiếu máu ở người mẹ làm hạn chế lượng dinh dưỡng và oxy mà thai nhi nhận được.

-Tiểu đường: Các mẹ bị tiểu đường thường gặp phải vấn đề sinh con quá to, gây trở ngại cho ca sinh. Mẹ cần thường xuyên theo dõi đường huyết để duy trì ở mức ổn định trước và trong thai kỳ.

-Cao huyết áp: Tình trạng cao huyết áp có thể dẫn đến nhiễm độc thai nghén. Mẹ cần đảm bảo kiểm soát huyết áp ổn định trước khi mang thai.

Chuẩn bị cho “bước đệm” 1000 ngày

Theo các chuyên gia, 1000 ngày đầu tiên, bao gồm 270 ngày mang thai, 365 ngày của năm đầu đời và 365 ngày của năm thứ hai sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đến tương lai của bé. Chính vì vậy, khi dự định sinh con năm 2018 thì mẹ nên tìm hiểu những điều cần chuẩn bị cho cuộc hành trình mang tên 1000 ngày vàng này. Trong đó, điều quan trọng nhất là ăn đủ chất và đúng cách ngay từ khi mới chuẩn bị mang thai để đảm bảo cơ thể mẹ đã tích trữ được một lượng chất dinh dưỡng có lợi để nuôi dưỡng bé cưng ngay từ khi chỉ còn là một phôi thai bé xíu.

5 việc nên làm để chuẩn bị sinh con năm 2018

[INFOGRAPHIC] "Sức mạnh" của 1000 ngày vàng
Mẹ đã từng nghe nói về 1000 ngày vàng và những lợi ích mà nó mang lại cho tương lai của trẻ sau này. Nhưng lợi ích là gì? Bạn đã thực sự tìm hiểu kỹ?

Một số dưỡng chất quan trọng khi chuẩn bị mang thai bao gồm:

  • A-xít folic
  • Vitamin C, vitamin A, vitamin D
  • Canxi
  • Protein
  • Chất sắt

Chuẩn bị kinh phí cho bé

Trong thời gian chuẩn bị mang thai hay trong thai kỳ, mẹ sẽ không nhận thấy rõ gánh nặng kinh tế bằng khi bé yêu đã chính thức chào đời, chính thức bước vào cuộc sống của mẹ. Ngay từ lúc này, mẹ đã nên chuẩn bị một “ngân sách” chỉ dành riêng cho việc nuôi dạy con. Bé cưng không chỉ cần tã, sữa mà còn tiêu tốn của mẹ rất nhiều chi phí khác bao gồm phí khám bệnh, tiền lương cho người giúp việc, chi phí cho nhà trẻ… Nếu không muốn rơi vào trạng thái thiếu hụt, mẹ nên cân nhắc thật kỹ các khoản thu, chi của mình. Bên cạnh đó, mẹ có thể gửi tiết kiệm, mua bảo hiểm hoặc chọn một hình thức đầu tư để bắt đầu có nguồn kinh phí ổn định cho bé.

5 việc nên làm để chuẩn bị sinh con năm 2018

Khi chưa chắc chắn về tài chính, mẹ sẽ khó yên tâm để chuẩn bị mang thai

Chọn tên cho “cún con”

Đặt tên cho con không bao giờ là một việc dễ dàng. Nếu mẹ dự định sinh con năm 2018, việc bắt đầu tìm tên cho bé lúc này đã không phải là sớm. Nếu chỉ muốn chọn cho con một cái tên hay, ý nghĩa, mẹ có thể tham khảo danh sách những tên gọi hay của MarryBaby tại ứng dụng Đặt tên cho con.

5 việc nên làm để chuẩn bị sinh con năm 2018

Đặt tên cho con
Từ ngày xa xưa theo phong tục tập quán của người Việt, mỗi cặp vợ chồng khi sinh con ra thì việc đặt tên cho con như thế nào là một sự kiện trọng đại.

Nếu kỹ lưỡng hơn, muốn chọn cho con một cái tên hợp phong thủy, mẹ nên nắm một vài gạch đầu dòng dưới đây:

  • Những tên hợp với người tuổi Tuất: Hổ, Xứ, Hiến, Trúc, Tuấn, Lạc, Kì, Khiên, Đằng, Tương, Đốc, Hoa, Kim, Nhiệm, Lệnh, Trọng, Thân, Bá, Dư, Tuấn, Kiện, Truyền, Nghi, Vĩ, Nội, Toàn, Công, Thủ, Gia, Nghi, Vũ, Hựu, Phú, Quan, Hoành, Ninh, An… sẽ bao gồm các bộ chữ: Nhân, Tiểu, Thiếu, Sĩ, Miên, Mịch, Tâm, Nhục…
  • Những tên kỵ đối với người tuổi Tuất: Thiện, Nghĩa, Muội, Mĩ, Thần, Thìn, Chân, Bối, Cống, Tài, Hiền, Quý, Tư, Phú, Chất, Lâm, Tài, Sâm, Lý, Thôn, Đỗ, Đông, Tùng, Chi, Liễu, Cách, Mai, Thụ, Quyền, Cơ, Thủy, Băng, Bắc, Hợi… Những tên này thường gồm các bộ chữ: Hòa, Mễ, Mạch, Thổ, Thìn, Sửu, Mùi…

“Săn” thời điểm thụ thai lý tưởng

Một thai kỳ thường kéo dài 40 tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối. Muốn sinh con năm 2018, mẹ cần xác định thời điểm thụ thai thích hợp và bắt đầu có “chiến lược phòng the” để thụ thai tự nhiên hoặc thụ tinh nhân tạo bằng những cách như bơm tinh trùng vào tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Ví dụ, để sinh con vào mùa xuân 2018, thời điểm thụ thai nằm trong khoảng từ tháng 4,5,6 năm 2017.

Để thụ thai tự nhiên, mẹ cần xác định thời điểm rụng trứng chính xác. Để làm được điều này, trước hết mẹ nên ổn định chu kỳ kinh nguyệt, tiếp đến, cần theo dõi độ dài của chu kỳ kinh để nhẩm tính thời gian rụng trứng. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể áp dụng cách theo dõi dịch âm đạo hoặc theo dõi thân nhiệt cơ bản.

Ứng dụng Dự đoán ngày rụng trứng của MarryBaby cũng sẽ giúp mẹ xác định ngày rụng trứng một cách dễ dàng hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc