Bệnh lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ sinh non

shape

01 Th02

Cha Mẹ TốtTh02 01, 2020

Bệnh lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ sinh non

Y học hiện đại vẫn chưa tìm ra câu trả lời thuyết phục về nguyên nhân của bệnh lạc nội mạc tử cung. Nhiều ý kiến cho rằng bệnh xuất phát từ tác động bất thường của estrogen hay progesterone lên nội mạc tử cung hoặc trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học mang tên dioxin.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?

Trước tiên, đây là bệnh lý có tính duy truyền và ảnh hưởng tới khả năng mang thai của chị em phụ nữ, thậm chí gây vô sinh hiếm muộn. Lạc nội mạc tử cung được định nghĩa là do sự rối loạ bên trong tử cung, khi lớp lót bên trong của tử cung lại không nằm trong tử cung, mà ra ngoài tới buồng trứng, bàng quang hay trực tràng.

Khi các lớp lót di chuyển ra ngoài tử cung, tiếp tục phát triển dày lên, phá vỡ và gây chảy máu nhiều hơn trong kì kinh nguyệt.

Theo thống kê, khoảng 10%- 15% số phụ nữ mắc phải hoặc có nguy cơ mắc bệnh, với hậu quả là đau vùng hố chậu (douleurs pelviennes), đau lúc kinh kỳ (dysménorrheé), đau lúc giao hợp (dyspareunie) và các rối loạn về khả năng có thai.

Bệnh lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ sinh non

Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng lớn tới khả năng mang thai của phụ nữ

 Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Chất lượng nang noãn cũng như độ dày của lớp niêm mạc tử cung cực kỳ quan trọng trong quá trình thụ thai. Tuy nhiên, khi bị lạc nội mạc tử cung, lớp niêm mạc kết dính bám chặt vào vòi trứng gây nên tình trạng viêm nhiễm, tạo môi trường xấu khi tinh trùng bơi vào gặp trứng.

Ngoài ra, bệnh còn làm giảm chất lượng của nang noãn, giảm khả năng thụ thai. Những trường hợp chị em mắc bệnh lý này, chỉ có phương pháp thụ tinh ống nghiệm(IVF) là giải pháp tối ưu.

 U lạ nội mạc tử cung có nguy hiểm?

Khi xuất hiện u lạ trong nội mạc tử cung rất có thể bạn đang bị ung thư nội mạc tử cung. Ở giai đoạn đầu khi tế bào ung thư chưa xâm kấn sẽ không có dấu hiệu phát bệnh rõ ràng khiến.

Nhưng khi tế bào ung thư đã lan đến các lớp cơ của tử cung, các mô cơ ở đây sẽ bị tổn thương bới sự xâm lấn của các tế bào lạ. Phụ nữ có thể nhận biết những dấu hiệu đau nhẹ ở vùng bụng dưới do sự tổn thương của các mô cơ tử cung.

Lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ sinh non và sẩy thai

Khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung nhưng vẫn có thai thì nguy cơ sinh non, dấu hiệu sảy thai, sinh mổ hoặc nhau tiền đạo tăng cao, theo hãng tin ANI dẫn lời từ các chuyên gia thuộc Đại học Thomas Jefferson (Mỹ). Tình trạng trên cũng liên quan đến việc sinh trẻ nhỏ con hơn so với tuổi thai.

Bệnh lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ sinh non

Nếu bác sĩ không biết mẹ có tiền sử mắc bệnh thì khả năng sảy thai, sinh non rất dễ xảy ra

Chuyên gia Vincenzo Berghella thuộc nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng:” Những bà mẹ có tiền sử mắc bệnh lạc nội mạc tử cung cần nói rõ với bác sĩ chuyên khoa để họ nắm rõ mối liên hệ và những ảnh hưởng có thể xảy đến và đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời”. Kết quả nghiên cứu cũng được công bố trên chuyên san Fertility & Sterility.

Nguyên nhân gây lạc nội mạc trong cơ tử cung

Y học vẫn chưa tìm ra một câu trả lời thuyết phục khi đi tìm nguyên nhân của bệnh lý này. Nhiều ý kiến cho rằng lạc nội mạc tử cung là do ảnh hưởng bởi tác động bất thường của estrogen hay progesterone lên nội mạc tử cung hoặc trong một thời gian dài chịu ảnh hưởng của chất độc hóa học mang tên dioxin. Bệnh này có tính di truyền.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lạc nội mạc tử cung

  • Chuột rút, đau bụng dữ dội trong chu kỳ
  • Ra máu nhiều trong chu kỳ, có xuất hiện các cục máu đông
  • Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ
  • Sưng và cảm thấy đau bụng dưới
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Buồn nôn và mệt mỏi
  • Vấn đề tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng trong chu kỳ.

Phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

Có thể áp dụng 5 phương pháp phổ biến nhất hiện nay tùy theo tình trạng của bệnh: Điều trị bảo tồn, phẫu thuật bóc tách, sử dụng kỹ thuật Seldinger, hút mạch và cắt cổ tử cung.

Điều trị bảo tồn (Sử dụng thuốc giảm đau)

Thuốc điều trị lạc nội mạc tử cung gồm 2 nhóm thuốc là nhóm thuốc giảm đau và thuốc nội tiết. Nhóm thuốc giảm đau dung điều trị các chứng đau bụng kinh, đau bụng dưới sau giao hợp và thuốc nội tiết dung cải thiện khả năng sinh sản. Tuy nhiên dung các thuốc nhóm giảm đau có thể có các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, viêm loét dạ dày hoặc cao huyết áp.

Sử dụng thuốc nội tiết điều trị bao gồm nhóm thuốc tránh thai có sự kết hợp của estrogen và progestin được sử dụng để giảm nhẹ các triệu trứng đau và xuất huyết bất thường trong kì kinh.

Phẫu thuật bóc tách lạc nội mạc trong cơ tử cung

Phương pháp này có thể sẽ giúp giữ được tử cung cho chị em. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ bóc tách được các khối to, các khối lạc nội mạc nhỏ vẫn tiếp tục phát triển.

Can thiệp nội mạch bằng kỹ thuật Seldinger

Can thiệp nội mạch (gây tắc động mạch tử cung bằng kỹ thuật Seldinger nhằm tránh phẫu thuật) giúp giảm triệu chứng và có hiệu quả lâu dài hơn.

Kỹ thuật nút mạch

Ưu điểm của kỹ thuật này là không cần gây mê, không mất máu nên không cần truyền máu, không để lại sẹo trên thành bụng, không sợ nguy cơ dính ruột, còn khả năng có con

Phương pháp điều trị triệt để – Mổ cắt cổ tử cung

Đây là phương pháp điều trị triệt để, đương nhiên là một phẫu thuật quá nặng nề với một khối lạc nội mạc trong cơ tử cung lành tính.

Bệnh lạc nội mạc tử cung tăng nguy cơ sinh non

10 dấu hiệu sinh non sớm và dễ nhận biết nhất
Càng nhận biết sớm dấu hiệu sinh non mẹ càng có thêm cơ hội ngăn ngừa tình trạng này, giúp thai nhi có thêm cơ hội được trong bụng mẹ đủ ngày tháng.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý có thể chữa trị và có phác đồ điều trị phù hợp với phụ nữ mang thai nếu được phát hiện sớm và có sự thông báo kịp thời. Mẹ cần lưu ý để bảo vệ bé cưng nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc