Bệnh phải dứt điểm trước khi mang thai
Nếu có ý định mang thai nhưng mắc bệnh tim, bạn cần sự giám sát y tế chặt chẽ từ bác sĩ
1.Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu máu trước khi mang thai nếu không trị dứt điểm sẽ rất dễ tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi trong thai kỳ. Theo đó, sự hấp thụ dưỡng chất cho bé con trong bụng không như tiêu chuẩn dẫn đến thai chậm phát triển, nguy cơ sinh non và thai chết lưu.
Hơn nữa, mẹ bầu cũng có thể mắc bệnh tim, xuất huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Do đó, trước khi có ý định thụ thai, bạn nên bổ sung sắt đầy đủ để đảm bảo cơ thể không mắc chứng thiếu máu.
2.Bệnh liên quan đến tim mạch
Bệnh tim, nhất là bẩm sinh, không dễ chữa trị. Vì vậy, nếu có ý định mang thai nhưng lại gặp khó khăn về vấn đề tim mạch, bạn nên tư vấn ý kiến của bác sĩ về chuyện bầu bì. Nếu không giám sát chặt chẽ, nhất là 3 tháng cuối, bệnh tim sẽ càng nặng hơn, dẫn đến sảy thai, sinh non, rối loạn chức năng nhau thai.
3.Bệnh về gan
Viêm gan B hoặc viêm gan siêu vi có thể di truyền từ mẹ sang con. Hơn nữa nếu bầu mắc bệnh gan, tình trạng huyết áp thai kỳ có thể chuyển biến xấu khi chức năng gan trở nên bất thường khi cơ thể thay đổi khi mang thai. Bạn cần sự giám sát và theo dõi y tế chặt chẽ từ các y bác sĩ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
4.Bệnh thận
Cao huyết áp sớm trong thai kỳ là một trong những rủi ro mẹ bầu phải đối mặt nếu mắc bệnh về thận trong thai kỳ. Tình trạng này hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thậm chí gây sảy thai, sinh non. Sức khỏe của mẹ bầu cũng bị ảnh hưởng xấu không kém khi phải đối diện với nguy cơ suy thận, viêm nhiễm đường tiết niệu.
5.Bệnh tiểu đường
Trước khi mang thai hay trong thai kỳ, bệnh tiểu đường đều không tốt cho sức khỏe cả mẹ và bé. Nguy cơ bị tăng huyết áp do tiểu đường là rất cao, sẽ gây sảy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân nếu không được theo dõi, giám sát y tế chặt chẽ.
Mẹ mắc bệnh tiểu đường cần có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và sự dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tiểu đường thai kỳ: Ăn sao cho đúng, hiểu sao "cho chuẩn"
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, một chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều bạn không thể bỏ qua. Đặc biệt, nếu bị tiểu đường thai kỳ, việc lựa chọn thực phẩm hợp lý lại càng quan trọng hơn. Bằng cách thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh kết hợp những bài tập thể dục, mẹ có thể kiểm soát tiểu đường thai kỳ...
6.Viêm bàng quang
Đi tiểu liên tục là tác dụng phụ khá khó chịu khi mang thai đối với mẹ bầu. Tình trạng này sẽ nặng nề hơn dẫn đến viêm nhiễm, nhiễm trùng. Vì vậy, bạn nên đảm bảo mình đã dứt điểm bệnh này trước khi có ý định mang thai nhé!
7.Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu không được chữa trị trước khi mang thai ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, thậm chí virus này còn xuất hiện ở mắt, miệng và da của bé. Thực tế, hầu hết các bệnh lây truyền qua đường tình dục đều có thể chữa trị, vì vậy mẹ nên trị dứt điểm trước khi có ý định thụ thai.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.