Chậm kinh: Là nỗi lo, cũng có thể là niềm vui quá đỗi
1/ Stress
Căng thẳng sở hữu một sức mạnh “không phải dạng vừa”, có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thứ trong cuộc sống của bạn, kể cả chu kỳ kinh nguyệt. Khi đối mặt với tình trạng áp lực, stress, cơ thể bạn sẽ giảm bớt một lượng lớn hormone GnRH, tác động đến khả năng rụng trứng và làm biến mất ngày đèn đỏ. Bạn nên đi khám phụ khoa để nắm rõ tình hình sức khỏe sinh sản của mình, cũng như thay đổi lối sống lành mạnh hơn để hạn chế tình trạng kinh nguyệt không đều.
Những bí quyết dân gian điều trị kinh nguyệt không đều
Phụ nữ ở tuổi sinh sản thường hay gặp hiện tượng kinh nguyệt không đều. Kinh nguyệt không đều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như đau đầu, thiếu máu cũng như làm chị em chậm có con. Để bảo vệ sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, cần điều trị ngay tình trạng này để giúp chu kỳ nguyệt san được ổn...
2/ Đau ốm
Trải qua một trận đau ốm, bệnh tật cũng là nguyên nhân làm phụ nữ chậm kinh. Thông thường, đây chỉ là hệ quả mang tính chất tạm thời. Sau khi cơ thể hồi phục, sức khỏe trở lại bình thường, kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ đi vào quỹ đạo chuẩn. Nếu thấy không ổn, bạn nên liên hệ với bác sĩ phụ khoa để được thăm khám.
3/ Thay đổi sinh hoạt
Đồng hồ sinh học sẽ gặp chút xáo trộn nếu bạn thay đổi sinh hoạt đột ngột. Trong khoảng thời gian bạn bù đầu bù cổ với công việc và phải thường xuyên thức đêm làm việc, cơ thể sẽ trở nên “chông chênh” trước giờ sinh hoạt bị thay đổi, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân này mang tính chất ngắn hạn, đừng quá lo lắng.
4/ Thuốc thang có “biến”
Bạn đang phải dùng thuốc để trị bệnh, hoặc đang làm quen với một loại thuốc mới nào đó, đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bạn nên nói chuyện và xin ý kiến của bác sĩ về biến cố này để tìm hiểu xem liệu có đáng lo. Chuyện mất kinh do uống thuốc hay áp dụng một vài biện pháp tránh thai ở phụ nữ là khá phổ biến.
Chậm kinh làm không ít phụ nữ lo lắng liệu mình có mang thai hay chưa?
5/ Khi bạn thừa cân
Tăng cân quá nhiều ảnh hưởng đến lượng hormone nội tiết tố trong cơ thể, từ đó làm thay đổi chu kỳ đèn đỏ của bạn. Hầu hết phụ nữ sẽ có kinh lại bình thường sau khi giảm một vài kg thừa.
6/ Thiếu cân cũng làm chậm kinh
Nếu cơ thể không đủ chất béo, chu kỳ kinh nguyệt kéo theo cũng sẽ không đều. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh. Vì vậy, bạn nên cố gắng tăng cân để giúp chu kỳ đèn đỏ trở về đúng quỹ đạo.
7/ Dao động ngày đèn đỏ
Chu kỳ kinh nguyệt không phải khi nào cũng sẽ đúng lúc đúng ngày. Bình thường, bạn thuộc hội những cô nàng có chu kỳ 28 ngày, nhưng điều này có thể thay đổi. Đừng dựa vào ngày đầu và ngày cuối để tính ngày đèn đỏ, thay vào đó bạn nên dựa vào ngày trứng rụng để xác định chu kỳ chính xác của mình.
8/ Tiền mãn kinh
Đây là thời điểm phụ nữ sắp phải chào tạm biệt với độ tuổi sinh sản. Khi này, kinh nguyệt sẽ dao động từ nhẹ, nặng, thường xuyên hoặc chậm trễ, tóm lại khá bất bình thường. Nếu không muốn mang thai ở lứa tuổi này, tốt nhất bạn vẫn nên dùng biện pháp tránh thai, vì ở một thời điểm nào đó, bạn vẫn sở hữu khoảng thời gian màu mỡ để thụ thai.
9/ Mãn kinh
Lúc này không còn gọi là chậm kinh, mà phải gọi là tắt kinh. Vào thời điểm này, cơ thể bạn sẽ không cho ra máu kinh hoặc sản xuất trứng nữa. Mãn kinh có thể là hiện tượng tự nhiên hoặc có thể xảy ra thông qua phẫu thuật, hoặc dùng các hóa chất dưới hình thức xạ trị.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
- Kinh nguyệt không đều có phải là nỗi lo của nhiều mẹ không?
- Chậm kinh 15 ngày bé vẫn chưa vào
- Cách chữa kinh nguyệt không thông,không đều
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.