Có cần kiểm tra sức khỏe sinh sản?

shape

31 Th01

Julia PhạmTh01 31, 2020

Có cần kiểm tra sức khỏe sinh sản?

Có cần kiểm tra sức khỏe sinh sản?

Bạn cũng nên rủ anh xã đi kiểm tra chung nữa nhé!

1/ Kiểm tra giúp bạn hiểu rõ hơn về khả năng thụ thai của mình

20% phụ nữ nghĩ mình có khả năng vô sinh, trong khi chỉ có 6% trong số đó thực sự gặp các vấn đề về khả năng sinh sản. Ngạc nhiên hơn, rất nhiều phụ nữ tin rằng việc sử dụng thuốc tránh thai có khả năng làm họ vô sinh. Thực tế, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra mối liên hệ giữa thuốc tránh thai và vô sinh. Trong khi đó, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, thuốc tránh thai giúp cải thiện khả năng sinh sản. Vì nó bảo vệ buồng trứng chống ung thư và đa nang buồng trứng.

Kiểm tra sức khỏe sinh sản giúp bạn xác định và loại bỏ những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của mình như dinh dưỡng, cân nặng, bệnh tật…

2/ Khi nào nên thực hiện kiểm tra?

Đa số phụ nữ trong độ tuổi từ 18-30 không cần phải làm phải làm kiểm tra. Tuy nhiên, nếu bạn nằm trong những trường hợp sau, bạn có thể cần tiến hành kiểm tra:

– Bạn sắp 30 tuổi và vẫn mong sẽ có con trong thời gian sắp tới

– Bạn dưới 30 nhưng mẹ bạn có tiền sử mãn kinh sớm

– Bạn thừa cân hoặc là người nghiện thuốc nặng

– Đối với những cặp vợ chồng cố gắng hơn 1 năm vẫn không có con, bạn cũng nên đi kiểm tra

Có cần kiểm tra sức khỏe sinh sản?

"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai
Chuyện gì quan trọng hơn việc thụ thai của vợ chồng bạn? Tất nhiên là việc tiêm phòng trước khi mang thai rồi. Tiêm phòng không chỉ giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn mà còn là "tấm vé" an toàn cho sức khỏe bé cưng.

3/ Kiểm tra như thế nào?

Trong một buổi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, tình hình bệnh án trước đây của bạn, kiểm tra phụ khoa và một số xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu…

Thông thường, một cuộc kiểm tra sẽ có các bước sau đây:

– Kiểm tra tiểu sử, bệnh di truyền, cân nặng chiều cao

– Kiểm tra tổng quát tim, phổi, tuyến giáp, gan, thận. Một số trường hợp suy tim, suy thận, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn không nên mang thai.

– Khám ngực

– Kiểm tra âm đạo

– Siêu âm tổng quát

– Xét nghiệm nhóm máu, kiểm tra tình trạng miễn dịch hiện tại

– Xét nghiệm nước tiểu

>>> Xem thêm thảo luận có cùng chủ đề liên quan:

  • Kiểm tra sức khỏesinh sản trước khi có thai
  • Có nhất thiết phải chích ngừa trước khi có thai?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc