Có nên sinh con sau 35 tuổi?

shape

01 Th02

Martin NguyenTh02 01, 2020

Có nên sinh con sau 35 tuổi?

Những khó khăn

1. Khả năng thụ thai khó

Sang tuổi 35, những nàng trứng “chất lượng” của bạn giờ đây không còn nhiều như trước nữa. Chưa kể đến chuyện chất lượng “tinh binh” của chồng bạn cũng giảm xuống đáng kể. Nếu ở tuổi 30, khả năng thụ thai ở mỗi chu kỳ của bạn là khoảng 20%, một con số khá thấp thì sang 35 tuổi, con số này còn giảm hơn nữa.

Có nên sinh con sau 35 tuổi?

Dù ở độ tuổi nào, làm mẹ cũng là một kinh nghiệm tuyệt vời mà mỗi người phụ nữ đều muốn trải qua

2. Khả năng xảy ra biến chứng cao

Có những rủi ro nhất định mà bạn phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt khi quyết định mang thai ở tuổi 35 như tiền sản giật, sảy thai, sinh non, u sơ tử cung, nhau thai bất thường… Ngoài ra, khi mang thai ở tuổi 35, bạn phải đặc biệt lưu ý đến những căn bệnh mãn tính mà mình đang mắc phải, vì nó sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

3. Nguy cơ dị tật cao

Đối với những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai chỉ ở khoảng 1/500, khả năng bé mắc hội chứng Down là khoảng 1/1100. Trong khi đó, tỷ lệ rủi ro bất thường ở những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 là khoảng 1/180, tỷ lệ mắc bệnh Down là khoảng 1/350.

Nguyên nhân là do chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của phụ nữ trong độ tuổi 35 không còn ổn định như trước nên những phôi thai có vấn đề về nhiễm sắc thể cũng xuất hiện nhiều hơn, dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật tăng cao.

Có nên sinh con sau 35 tuổi?

Mang thai ở độ tuổi 20 – 30 – 40 và những điều bạn cần biết
Không có thời điểm nào được cho là “tốt nhất” để có thai nhưng khi bạn muốn có con, cần lưu ý những thông tin sau để bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh và viên mãn.

4. Khó khăn khi sinh

15% những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 phải sinh mổ do điều kiện sức khỏe cũng như những khả năng gặp biến chứng khi mang thai. Hơn nữa việc phục hồi sau khi sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn so với các trường hợp khác. Thậm chí, cho dù sinh thường, những mẹ bầu 35 tuổi cũng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, thời gian chuyển dạ cũng mất nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có nguy cơ bị stress và trầm cảm sau sinh cao hơn thông thường.

5. Khó khăn trong việc dạy con

Có con trễ đồng nghĩa với việc tuổi đời của bạn và bé sẽ cách nhau khá xa. Điều này không là vấn đề gì lớn đối với những bà mẹ “sành điệu” nhưng sẽ là vấn đề lớn đối với những bạn theo chủ nghĩa “truyền thống”. Bạn sẽ gặp một vài khó khăn trong việc chấp nhận một vài suy nghĩ của bé khi chúng đến tuổi dậy thì. Nhiều mẹ cũng thấy khó khăn trong vấn đề trò chuyện và trao đổi thông tin với con cái. Đặc biệt, đối với những mẹ quá mong mỏi với việc có con, việc nuông chiều thái qúa “cục vàng” của gia đình cũng khiến bạn gặp khó khăn trong việc dạy con.

Những lợi ích

1. Ổn định về kinh tế

Ở tuổi 35, cả chồng và bạn cũng đã có sự nghiệp khá ổn định. Bạn đã có một quỹ tài chính vừa đủ để có thể yên tâm sinh con và cho con những điều kiện tốt nhất. Lúc này đây, những kinh nghiệm mà bạn tích lũy được thông qua quá trình sống và làm việc cũng giúp bạn tự tin hơn nhiều, không phải lo lắng quá nhiều xem mình có phải người mẹ tuyệt vời với con cái không.

Có nên sinh con sau 35 tuổi?

Mang thai ở độ tuổi 40: Lớn hơn và khôn ngoan hơn
Ở độ tuổi này, bạn cần phải chấp nhận rằng, bạn đang ở trong giai đoạn khó khăn nhất để thụ thai. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa độ tuổi 40 chỉ toàn nhược điểm khi nhắc đến chuyện mang thai.

2. Giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung

Khi bạn sinh con ở tuổi 35, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn tăng cao hơn rất nhiều. Khả năng suy giảm sức khỏe cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng, những phụ nữ mang thai ở tuổi 35 có cơ hội giảm nguy cơ bị nội mạc tử cung xuống 44%. Ngoài ra, ở độ tuổi 35, bạn đã có ý thức hơn nhiều về việc chăm sóc sức khỏe của bản thân nên sẽ đặc biệt chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như việc tập luyện trong khi mang thai.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc