Gửi ông bố tương lai: 10 cách giúp mẹ sớm có em bé (Phần 1)

shape

31 Th01

Julia PhạmTh01 31, 2020

Gửi ông bố tương lai: 10 cách giúp mẹ sớm có em bé (Phần 1)

Kiểm tra tình trạng sức khỏe với bác sĩ
Đặc biệt nếu bạn đang mắc bệnh mãn tính, đang sử dụng thuốc hoặc có dấu hiệu bất ổn về khả năng cương cứng, xuất tinh hoặc ham muốn tình dục.

Gửi ông bố tương lai: 10 cách giúp mẹ sớm có em bé (Phần 1)

Không chỉ vợ mà chồng cũng cần đi khám sức khỏe sinh sản khi cả hai chuẩn bị có thai

Các vấn đề về thể chất
Các thử nghiệm thể chất sẽ giúp bác sĩ kiểm tra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn. Một số yếu tố cần xem xét bao gồm:

  • Chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh. Bệnh này ngăn chặn quá trình làm mát thông thường của tinh hoàn, dẫn đến việc tinh trùng di chuyển chậm hơn, số lượng ít hơn hoặc bị biến dạng. Có khoảng 40% nam giới gặp vấn đề về khả năng sinh sản mắc phải chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) cũng có khả năng gây vô sinh ở nam giới và các bác sĩ có thể giúp bạn làm xét nghiệm và điều trị.
  • Các bệnh như viêm tuyến tiền liệt hoặc quai bị (bệnh có thể khiến tinh hoàn bị sưng) cũng có khả năng gây vô sinh. Trong trường hợp này, bạn phải đến gặp bác sĩ chuyên về tiết niệu hoặc chuyên phụ khoa nam nếu cần thực hiện các xét nghiệm bổ sung hoặc tư vấn về phương pháp điều trị.

Thảo luận về tiền sử bệnh tật
Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh tật của gia đình, đặc biệt nếu trong dòng họ nhà bạn có người mắc bệnh di truyền hoặc bị dị tật bẩm sinh, bao gồm rối loạn di truyền hoặc nhiễm sắc thể, chậm phát triển tâm thần hoặc chậm phát triển các bộ phận khác. Việc này giúp bạn phát hiện những rủi ro đang gặp phải và tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước khi mang thai.

Cảnh giác với các loại thuốc trị bệnh và cả thuốc bổ: Hãy chắc chắn bác sĩ sản khoa của bạn biết về tất cả các loại thuốc bạn đang dùng, cho dù đó có phải là thuốc bán theo toa hay không. Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến số lượng hoặc chất lượng của tinh trùng, gây cản trở khả năng sinh sản của nam giới. Những loại thuốc này bao gồm:

  • Thuốc có chứa steroid hoặc hormone
  • Một số loại thuốc huyết áp cao
  • Một số loại thuốc kháng sinh
  • Một số loại thuốc dùng để điều trị các bệnh như nhiễm nấm, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn (1 bệnh viêm mãn tính ở ruột), viêm loét dạ dày tá tràng và động kinh.

Anabolic steroids, một loại hợp chất hữu cơ có chứa chất tổng hợp liên quan đến testosterone và hormone sinh dục nam, thường được sử dụng để tăng thêm trọng lượng cơ thể, tạo cơ bắp khi tập luyện thể hình. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy loại hợp chất này có thể làm giảm số lượng tinh trùng và teo tinh hoàn. Bên cạnh đó, các loại thảo mộc và các chất bổ sung có vẻ vô hại nhưng chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra những lời khuyên liệu chúng có cản trở khả năng làm cha của bạn hay không? (Còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc