Làm mẹ ở tuổi 35 (P.1)
Những việc cần làm trước khi mang thai
-Lên lịch hẹn với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh trước khi muốn có thai để thảo luận về sức khỏe, cách sống và kế hoạch mang thai của mẹ. Bây giờ cũng là thời điểm tốt để yêu cầu kiểm tra sức khỏe toàn diện nhất.
-Cung cấp cho bác sĩ những thông tin về tiền sử bệnh án của mẹ và cả gia đình, bao gồm các lần mang thai, phẫu thuật, bệnh tật, rối loạn, thuốc men, chế độ ăn uống, dinh dưỡng và lịch tập thể dục…
-Bắt đầu uống vitamin vào ba tháng trước khi có kế hoạch sẽ sinh bé, bên cạnh đó là những dưỡng chất quan trọng như axit folic, một sự bổ sung không thể thiếu cho các bà mẹ trước và trong thai kỳ.
-Mang thai có thể tác động tích cực lên những khía cạnh của cuộc sống. Nếu mẹ hoặc bố cần trợ giúp để “cai” rượu, thuốc lá thì đây là lúc thích hợp nhất. Bạn nên trò chuyện cùng bác sĩ để có được những lời khuyên bổ ích giúp có được một thai kỳ khỏe mạnh.
-Nếu vấn đề của bạn là cân nặng, hãy tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
-Tập thói quen ngủ lành mạnh, 8 tiếng mỗi tối, ăn thức ăn bổ dưỡng, rau quả tươi sạch, tập thể dục 30 phút mỗi 4-6 ngày/ tuần và thư giãn bất cứ lúc nào có thể vì chúng rất quan trọng cho sức khỏe thai kỳ. Thêm vào đó, càng luyện tập nhiều, bạn càng dễ thiết lập lại chúng sau khi sinh bé.
-Dành thời gian ra ngoài, hít thở không khí trong lành, ngắm cảnh thiên nhiên để cơ thể và đầu óc được thoải mái.
Trong thai kỳ bạn nên chú ý 10 điều sau:
>> Xem thêm: Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai
-Luôn thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các cuộc hẹn với bác sĩ, xem xét kết quả xét nghiệm máu trong các lần kiểm tra, đặc biệt là những xét nghiệm đo độ xuất hiện của những dị tật bẩm sinh.
-Tuân thủ các xét nghiệm sàng lọc trước khi sinh. Hầu hết những phụ nữ bước qua tuổi 35 đều được khuyến khích thực hiện xét nghiệm chọc dò màng ối.
Lắng nghe cơ thể: Nếu mẹ cảm thấy có gì đó không ổn, hãy đến gặp bác sĩ hoặc vào viện ngay
-Hạn chế số lần đến các trung tâm làm đẹp. Tránh dùng hóa chất, nhuộm tóc, làm móng… Nếu đến những chỗ này, mẹ hãy chọn ngồi ở khu vực thông thoáng.
-Duy trì chế độ ăn uống dưới sự giám sát nghiêm ngặt từ một chuyên gia dinh dưỡng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể là tiền thân của bệnh tiểu đường sau này, và xảy ra ở những bé gặp vấn đề về sức khỏe. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ giúp mẹ phân biệt những loại thực phẩm nào nên tránh hoặc giảm, ví dụ như cá mang nguy cơ cao nhiễm chất thủy ngân…
-Thường xuyên tiến hành mát-xa nếu bạn có điều kiện. Đặc biệt, bạn nên chọn những cơ sở có kinh nghiệm mát-xa cho phụ nữ mang thai.
-Tuân thủ thói quen ngủ, ăn, tập thể dục và thư giãn.
-Tham gia lớp yoga dành cho các mẹ trước khi sinh khoảng 2-3 lần/ tuần. Mỗi ngày mẹ nên đi bộ 30 phút.
-Tam cá nguyệt đầu tiên luôn khiến mẹ mệt mỏi nhiều nên hãy cố gắng chậm lại, ngủ nhiều hơn (học cách ngủ nghiêng người, không nằm thẳng như thường lệ). Giấc ngủ trưa vào cuối tuần là bắt buộc. Có thể mẹ sẽ không bị ốm nghén hoặc buồn nôn gì cả. Nếu có ốm nghén, bạn có thể hạn chế nó bằng cách áp dụng chế độ ăn 6 bữa/ ngày với số lượng ít cho mỗi bữa ăn, tránh thức ăn nặng mùi và nhiều dầu mỡ. Đây là lúc nói lời tạm biệt với đôi giày cao gót và chuyển sang giày đế bệt hoặc giày thể thao hỗ trợ người mang thai, kích thước giày cũng lớn hơn để “đối phó” với tình trạng chân sưng phù. Ngoài ra, mẹ nên tránh những tình huống kích động, căng thẳng. Cơ thể mẹ đang dần “tăng nhiệt” từ bên trong nên hãy có kế hoạch sắm sửa lại cho tủ quần áo ngay từ bây giờ.
-Tam cá nguyệt thứ 2 diễn ra khá thoải mái, điều mẹ cần lưu ý là cố gắng duy trì những thói quen trên.
-Tam cá nguyệt thứ 3, đặc biệt là 4 tuần cuối của thai kỳ sẽ trở nên mệt nhọc và khó khăn. Nếu bác sĩ cho rằng bạn đang gặp nhiều nguy cơ, tốt nhất nên xin nghỉ làm sớm so với dự định, tuân theo chỉ định của bác sĩ và duy trì bài tập yoga cũng như các chế độ ăn, ngủ, tập thể dục nhẹ nhàng.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.