Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

shape

31 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 31, 2020

Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

Hẳn là bạn từng nghe nhiều người kháo nhau rằng, nam giới uống sữa đậu nành sẽ vô sinh. Thậm chí còn có một số lời đồn khác về tác dụng của đậu nành có thể gây ung thư vú. Chính vì vậy, nhiều người đã không ngần lại “khai trừ” loại thực phẩm này khỏi thực đơn của mình. Thực tế, sự thật có phải như vậy?

Nếu những thông tin trên hoàn toàn có thực, có lẽ sẽ không có chuyện 35% người Mỹ dùng đậu nành ít nhất một lần mỗi tuần (số liệu theo báo cáo đánh giá tiêu dùng của Hội đồng đậu nành Hoa Kỳ 2019).

Nhìn lại ở Việt Nam, đậu nành lại là nguyên liệu làm nên rất nhiều loại thực phẩm. Hãy tưởng tượng sẽ ra sao nếu những người ăn chay phải loại bỏ những thực phẩm mà có thành phần từ đậu nành ra khỏi chế độ ăn của mình? Bởi lẽ, loại đậu này là nguồn dinh dưỡng chính yếu thay thế cho các sản phẩm từ thịt.

Chung quy lại, bạn có nên từ bỏ dùng đậu nành hay không? Cùng tìm câu trả lời thông qua những nghiên cứu trên tác dụng của đậu nành dưới đây nhé!

Thực hư tác dụng của đậu nành có gây hại cho sức khỏe hay không?

Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

Đậu nành cũng như các sản phẩm từ đậu nành như sữa và đậu phụ, tàu hũ ky, các loại chả… cung cấp nhiều protein thực vật và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Chính vì vậy, chúng được xem là những thực phẩm quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Nói về tác dụng của đậu nành, các nghiên cứu đã chỉ ra một chế độ ăn giàu thực phẩm này giúp giảm lượng cholesterol và cải thiện chức năng thận. Dựa trên điều này mà Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ đã tuyên bố: protein trong đậu nành giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, nghiên cứu khác từ Trung tâm An toàn Thực phẩm và Dinh dưỡng Ứng dụng, Hoa Kỳ, năm 2017 lại đưa ra kết quả trái ngược. Vì vậy mà họ đã đề xuất bác bỏ các dẫn chứng tích cực của đậu nành. Nhưng đến tháng 1 năm 2019, bản tóm lược mới của quá trình nghiên cứu đã khẳng định: việc tiêu thụ đậu nành giảm 3 – 4% cholesterol ở người lớn.

Mặc dù khá phức tạp, nhưng chính xác thì tác dụng của đậu nành không gây ảnh hưởng đến tim mạch. Lý do mà nhiều người vẫn cho rằng đậu nành gây hại có lẽ bắt nguồn từ một số công trình nghiên cứu trên động vật thể hiện một vài tác động tiêu cực. Chẳng hạn như có hiện tượng dị ứng xảy ra ở một số loài nhất định.

Sự so sánh giữa con người và động vật có thể hơi khập khiễng. Bởi lẽ cách chúng ta sử dụng và chế biến thực phẩm hoàn toàn khác với động vật.

Dùng đậu nành, bạn có thể bị ung thư là đúng hay sai?

Ngoài việc “bị mang tiếng” là gây ra bệnh tim mạch, đậu nành còn được “đồn thổi” là tác nhân nguy cơ gây ung thư, làm thay đổi hormone cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng.

Các hợp chất trong đậu nành gọi là lignans và isoflavone có cấu trúc gần giống với hormone sinh dục estrogen của nữ. Xét về lý thuyết, những loại hợp chất này có thể là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư liên quan đến hormone như ung thư vú.

Tuy nhiên, các nhà khoa học lại chỉ ra rằng, thực chất cả lignans và isoflavone đều sao chép hormone giới tính để chống lại ung thư. Chính vì vậy mà cả hai hợp chất trên đều có tác dụng giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển.

Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ cũng thông báo với người dùng rằng: việc tiêu thụ các loại thực phẩm có nguồn gốc từ đậu nành mang lại nhiều lợi ích hơn nguy cơ tiềm ẩn. Nếu sử dụng hợp lý các loại thực phẩm này thậm chí còn giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Với những bệnh nhân ung thư vú hoặc những trường hợp nhạy cảm với estrogen cũng không cần phải kiêng đậu nành. Sẽ cần có nhiều nghiên cứu hơn trong tương lai để chứng minh những rủi ro từ việc tiêu thụ các loại thực phẩm được chế biến từ đậu nành là đúng hay không?

Liệu tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn?

Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

Đã có nhiều bằng chứng xác minh việc tiêu thụ đậu nành hay sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm hormone FSH và LH ở những đối tượng tiền mãn kinh. Đây được biết là hai loại hormone ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đồng thời, đậu nành cũng làm tăng lượng estrogen ở những người mãn kinh, làm suy giảm các triệu chứng mãn kinh.

Tác dụng của đậu nành còn tùy vào số lượng và loại đậu nành nào mà bạn đã tiêu thụ. Hơn nữa, cũng có rất ít bằng chứng cho thấy việc tiêu thụ đậu nành hay các sản phẩm làm từ đậu nành ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng hoặc testosterone ở nam giới.

Tuy đậu nành không gây hại cho sức khỏe sinh sản, nhưng với những cặp đôi đang muốn có con cần nên cắt giảm dùng đậu nành để tránh làm giảm số lượng tinh trùng. Theo đó, ở những người đàn ông mà tần suất tiêu thụ đậu nành nhiều sẽ có ít hơn 41 triệu tinh trùng/1 ml tinh dịch so với người ít dùng.

Ở nữ giới, việc dùng sữa đậu nành không gây thay đổi chu kỳ kinh nguyệt nên cũng không ảnh hưởng đến khả năng mang thai của các chị em.

Việc tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm có thành phần là đậu nành có hại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hay không?

Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

Với những người đang chuẩn bị có con hoặc đang nuôi con nhỏ câu hỏi này chắc hẳn cũng sẽ được quan tâm rất nhiều.

Thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã công bố: trong công thức của các thực phẩm bổ sung dành cho trẻ sơ sinh đều chứa protein đậu nành và an toàn cho trẻ sinh đủ tháng tuổi. Ngoài ra vẫn còn rất ít nghiên cứu dài hạn về những rủi ro gặp phải ở trẻ sơ sinh vẫn chưa được khám phá hết.

Một nghiên cứu trên những người phụ nữ từng uống sữa đậu nành khi còn nhỏ cho thấy: nhóm này có chu kỳ kinh nguyệt dài hơn và các cơn đau bụng kinh thường đau đớn hơn so với những người được nuôi bằng sữa bò.

Tương tự, nghiên cứu với trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa đậu nành cũng thể hiện sự khác biệt nho nhỏ về kích thước tử cung ở tuần thứ 36 so với trẻ được nuôi bằng sữa bò, nhóm này có nguy cơ bị phơi nhiễm estrogen cao hơn.

Mặc dù các nghiên cứu có thể chỉ ra một số tác dụng đặc biệt của đậu nành, nhưng những điều đó vẫn không làm giảm đi mối lo ngại về ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của trẻ về sau.

Sử dụng đậu nành đúng cách và an toàn cho sức khỏe

Đậu nành ngày nay là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong chế độ ăn uống của người Việt. Loại hạt này là nguyên liệu được sử dụng để chế biến ra nhiều các món ăn đa dạng khác nhau, từ phô mai chay, đậu phụ, đậu phụ ky, sữa, đậu hũ… hay nhiều loại món ăn dân dã khác. Chính vì vậy, việc sử dụng đậu nành sao cho an toàn với sức khỏe là điều cần thiết.

1. Cách sử dụng đậu nành an toàn

Tuy rằng đậu nành không là nguyên nhân gây vô sinh nhưng bạn không nên dùng hơn 60g protein đậu nành mỗi ngày để không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân.

Bạn có thể sử dụng đậu nành ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng không nên dùng quá 25g đậu/ngày. Riêng với sữa đậu nành thì lời khuyên là nên dùng vào buổi sáng để có thể tiêu hóa tốt hơn.

2. Một số lưu ý khi dùng sữa đậu nành

Tác dụng của đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như bạn nghĩ?

  • Không dùng chung với rong biển. Vì những hoạt chất trong rong biển có thể khiến sữa đậu nành bị kết tủa và gây rối loạn tiêu hóa.
  • Hâm, nấu đậu nành trong nồi nhôm với nhiệt độ cao sẽ khiến nhôm đi vào trong sữa gây hại cho sức khỏe.
  • Đậu nành được bán trên thị trường thường có chứa chất carageenan – một chất gây rối loạn tiêu hóa và gây ung thư. Vì vậy không nên dùng thường xuyên trong ngày.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của đậu nành với sức khỏe. Với những người đang có kế hoạch mang thai và sinh con, việc tham khảo ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, nên ăn gì hay không ăn gì để tăng khả năng thụ thai và bảo vệ sức khỏe thai kỳ là rất cần thiết.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc