Thời điểm thích hợp để mang thai (Phần 1)
1. Độ tuổi mang thai
Độ tuổi thích hợp đối với người mẹ: 23 – 30 tuổi. Thời điểm này, cơ thể và đặc biệt là hệ sinh dục của người phụ nữ đã hoàn thiện, chất lượng trứng cũng đạt mức tốt nhất, nguy cơ đột biến ít nhất, thai nhi phát triển tốt nhất, nguy cơ bị đẻ non, dị dạng, down, IQ thấp… gần như không có.
Độ tuổi thích hợp của người bố: 30 – 35 tuổi. Ở độ tuổi này, chất lượng “tinh binh” của đàn ông ở đỉnh cao phong độ. Tinh trùng ông bố khỏe mạnh thì chắc chắn đứa trẻ được sinh ra cũng vô cùng thông minh và khỏe mạnh.
Sở dĩ đứa trẻ chịu ảnh hưởng bởi tuổi tác của cha mẹ chúng là do các gen di truyền. Những nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ được sinh ra khi bố chúng đang ở độ tuổi từ 30-35 và mẹ ở tuổi 23-30 sẽ có trí thông minh vượt trội hơn những đứa trẻ khác.
Khi cha mẹ đứa bé lớn tuổi, chưa kể đến chất lượng tinh trùng và trứng giảm đi, mà khả năng thụ thai của họ cũng khó hơn rất nhiều.
Tuổi tác của cha mẹ quyết định rất lớn đến khả năng thụ thai và sức khỏe cũng như trí thông minh của em bé.
2. Sức khỏe của cha mẹ
Ngoài độ tuổi thích hợp, trước khi quyết định có con, các ông bố bà mẹ tương lai nên chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt nhất để tăng khả năng thụ thai cũng như sinh ra những em bé khỏe mạnh.
• Chế độ dinh dưỡng
Việc bổ sung dưỡng chất quan trọng đảm bảo sức khoẻ cho cha mẹ là rất quan trọng. Các bạn nên chú ý “nạp” vào cơ thể những thực phẩm tươi như rau quả, thực phẩm giàu axit folic như ngũ cốc, rau có lá màu xanh đậm, rau cải, xúp lơ xanh, rau muống hay các đồ ăn có nhiều kali và các loại thực phẩm có hàm lưỡng kẽm phong phú như hàu, hải sản, trứng… Những thức ăn này đều rất tốt cho việc nâng cao sức khoẻ sinh sản.
• Kiểm tra sức khoẻ
Vì chất lượng sức khoẻ của cả phụ nữ và nam giới đều ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vì thế, trước khi quyết định có thai, hai bạn nên đi kiểm tra sức khoẻ tổng thể để đánh giá xem bạn có mắc phải những bệnh như bệnh mãn tính, bệnh di truyền và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục…
Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, bạn nên đến khám và tư vấn xem bệnh và thuốc mình đang dùng có ảnh hưởng gì đến em bé không. Bác sĩ có thể tư vấn, điều chỉnh liều lượng thuốc hoặc chỉ định ngưng dùng thuốc trong thời gian thai kì. Bạn có thể đến bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn tiêm một số loại vacxin để bảo vệ bà mẹ và em bé trong thai kì.
• Giữ gìn sức khoẻ sinh sản
Nếu hai bạn đã chọn được thời điểm thích hợp để mang thai thì việc giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Hai bạn nên tránh hút thuốc, dùng chất kích thích hay đồ uống có cồn, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, phòng tránh viêm nhiễm đường sinh dục . Đối với nam giới nên lưu ý thêm như nên tránh mặc quần lót quá chật, tránh ngồi lên yên xe đang nóng.. để bảo vệ “tinh binh”.
• Môi trường và công việc
Trong thời gian chuẩn bị thụ thai, cả vợ và chồng đều nên tránh tiếp xúc với môi trường độc hại phơi nhiễm không an toàn như: môi trường nhiễm virus rubella, kim loại nặng, thủy ngân, dung môi hữu cơ, những hóa chất trong thuốc trừ sâu… Những hoá chất này có thể gây hại cho các tế bào sinh sản.
Nếu do đặc thù công việc của bạn phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường hoá chất độc hại, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thì bạn cần đảm bảo an toàn lao động và trước khi quyết định có thai, cần hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên hữu ích nhất, hạn chế được những rủi ro có thể đối với thai nhi. Ngoài ra, bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không thức quá khuya, tránh mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến việc thụ thai. (còn tiếp)
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.