Thụ tinh trong ống nghiệm sau tuổi 40

shape

31 Th01

Martin NguyenTh01 31, 2020

Thụ tinh trong ống nghiệm sau tuổi 40

Xem xét các khả năng

Ở độ tuổi này, hành trình làm mẹ của bạn sẽ gặp nhiều trở ngại hơn những phụ nữ trẻ. Đầu tiên, chất lượng trứng đã giảm, khoang buồng trứng cũng thu hẹp hơn. Bên cạnh đó, những căn bệnh có liên quan đến tuổi tác như cao huyết áp, tiểu đường sẽ có ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe trong thai kỳ. Ngoài ra, nguy cơ mắc hội chứng Down ở trẻ cũng tăng lên khi mẹ càng lớn tuổi.

>> Xem thêm: Mang thai ở độ tuổi 20 – 30 – 40 và những điều bạn cần biết

Khi thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con ở tuổi này, điều quan trọng nhất là bạn nên thảo luận với bác sỹ sản khoa, người nắm rõ thông tin và có cái nhìn sâu sắc nhất về khả năng mang thai, những nguy cơ và đem lại cho bạn lời khuyên thiết thực nhất. Bên cạnh thụ tinh trong ống nghiệm, họ có thể đề xuất bạn sử dụng các phương pháp khác làm tăng cơ hội thành công ví dụ như ICSI – kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương trứng nhằm thúc đẩy khả năng thụ thai.

Thụ tinh trong ống nghiệm sau tuổi 40

Theo các thống kê, chỉ 5 – 15% ca thụ tinh nhân tạo thành công ở độ tuổi trên 40

Những việc bạn nên làm

Một số lời khuyên chung nhất mà bạn sẽ nhận được, đó là thực hiện một lối sống thật lành mạnh, giảm thiểu và kiêng đồ uống có cồn cũng như các chất kích thích, duy trì cân nặng lý tưởng, tận hưởng một chế độ ăn uống cân bằng, giàu dinh dưỡng và đừng quên luyện tập cơ thể thường xuyên.

Việc bổ sung axít folic để làm giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh cho con bạn cũng rất quan trọng. Nói chung, việc dung nạp đủ lượng protein, canxi, sắt, iốt, các vitamin và khoáng chất trở nên vô cùng cần thiết, đặc biệt là vào thời điểm này. Tốt hơn hết, bạn nên tối ưu hóa chế độ ăn uống của mình để đảm bảo là dung nạp đủ lượng các chất cần thiết, nhưng nếu bạn đang do dự thì hãy tham khảo bác sỹ về một thực đơn bổ sung vitamin tổng hợp dành cho phụ nữ mang thai.

Ngoài việc bồi bổ cho mình, bạn cũng nên chăm chút cho sức khỏe của ông xã để tăng cường sức khỏe sinh sản.

Một điều khác mà bạn cần tham vấn chuyên gia sức khỏe, đó là lịch tiêm chủng trước khi mang thai để đảm bảo được sức khỏe cho bản thân và em bé trong tương lai.

Ngoài ra, bạn có thể gặp bác sỹ để được tư vấn thêm về các biện pháp khác có thể được chỉ định trong trường hợp cụ thể của bạn. Ví dụ nếu bạn bị bệnh tiểu đường thì việc tối ưu hóa kiểm soát lượng đường huyết trong quá trình thụ thai cũng như trong thời kì mang thai là tuyệt đối quan trọng.

MarryBaby

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc