Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

shape

01 Th02

Cha Mẹ TốtTh02 01, 2020

Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Chích ngừa trước khi mang thai chắc chắn là việc đáng lưu tâm với những ai chuẩn bị mang bầu. Đây là cách hiệu quả nhất ngăn ngừa khả năng dị tật thai nhi trong những tháng đầu thai kỳ.

Tại sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường.

Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng. Chích ngừa là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ đảm bảo sức khỏe cho mẹ mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé ngay từ khi nằm trong bụng mẹ

Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut chết hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay từ bây giờ!

Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Trước khi tiêm phòng chị em luôn được yêu cầu làm xét nghiệm máu để đánh giá lượng kháng thể và khả năng miễn dịch với từng loại bệnh. Dựa trên tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ tư vấn bạn cần nên tiêm bao nhiêu loại vắc xin và tiêm trước khi mang thai bao lâu.

Có những loại yêu cầu tiêm vacxin trước khi mang thai 1 tháng (như thủy đậu), có những loại 3 tháng (như Rubella) nhưng cũng có những loại có thể tiêm trong thai kỳ (như cúm)…

Chích ngừa vắc xin gì trước khi mang bầu?

Tiêm phòng Rubella

90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.

Tiêm phòng sởi

Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.

Quai bị

Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai chết lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ ba của thai kỳ.

Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh.

Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.

"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Alô, bác sĩ ơi!
Mỗi giai đoạn mang thai sẽ có những thời điểm bạn phải đến “thăm hỏi” bác sĩ. Đa số các xét nghiệm để bảo đảm tình trạng phát triển của bé và mẹ hoàn toàn bình thuờng. Đối với những mẹ bầu lần đầu mang thai, MarryBaby sẽ mách bạn một vài thời điểm quan trọng nhé!

Thủy đậu

Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Giống như MMR, bạn cũng nên tiêm ngừa thủy đậu trước khi mang thai ít nhất khoảng 1 tháng.

Chích ngừa cúm trước khi mang thai

Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã chết nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.

Viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé!

Vắc-xin phòng ngừa gồm 3 mũi và tiêm phòng trong vòng 4 tháng. Khác với vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung, nếu không hoàn thành 3 mũi viêm gan siêu vi B trước khi mang thai, bạn hoàn toàn có thể tiếp tục tiêm phòng khi mang thai.

"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Tiêm vắc-xin khi mang thai: Chuyện không đơn giản
Muốn trẻ sinh ra khỏe mạnh, có sức đề kháng và khả năng miễn dịch cao thì việc phòng ngừa ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ là điều nên làm. Vậy nên theo các chuyên gia y tế tiêm phòng cho phụ nữ mang thai là cần thiết

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

Ở Hà Nội

Trung tâm Y tế dự phòng
50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
Viện vệ sinh dịch tễ (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Đường Nguyễn Viết Xuân (Hà Đông)

Trung tâm tiêm phòng
Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512

Tại TP. Hồ Chí Minh

Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đại học Y Dược
Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.

Viện Pasteur
Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352

Bệnh viện Từ Dũ
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229

Tại Hải Phòng 

Phòng tiêm chủng Trung tâm y tế dự phòng Hải Phòng

Địa chỉ: Số 21 Lê Đại Hành, Quận Hồng Bàng

Điện thoại: 0313.842878

Phòng tiêm chủng Bệnh viện đa khoa Quốc tế Hải Phòng

Địa chỉ: 124 Nguyễn Đức Cảnh, Lê Chân

Điện thoại: 0313.955888 / Fax: 0313.955887

Tại Đà Nẵng

Trung tâm Y tế Dự phòng thành phố Đà Nẵng

Địa chỉ: 315 Phan Châu Trinh, Hải Châu, Đà Nẵng.

Điện thoại: 023.63821469

Phòng tiêm chủng dịch vụ Trung tâm Y tế dự phòng

Địa chỉ: 103 Hùng Vương( Sở Y tế cũ)

Điện thoại: 051.13821469

Kinh nghiệm tiêm phòng trước khi mang thai

Không tiêm vacxin trước khi mang bầu có sao không?

Do không được tiêm phòng trước khi mang thai, nên chắc chắn cơ thể bạn sẽ dễ mắc bệnh hơn những phụ nữ có tiêm phòng. Nhưng cũng không cần quá lo lắng vì có rất nhiều trường hợp không tiêm vaccine phòng bệnh trước khi mang thai và vẫn sinh con khỏe mạnh bình thường.

"Trọn bộ" vắc-xin nên tiêm phòng trước khi mang thai

Nếu chẳng may quên chuyện tiêm phòng cũng đừng lo lắng, khám sức khỏe định kỳ là được

Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi có thai

MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên chích ngừa khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai…

Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong tam cá nguyệt đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.

Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai.

Tiêm phòng trước khi mang thai có tác dụng trong bao lâu?

  • Vắc xin cúm chỉ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 1 năm, vì thế cần tiêm phòng cúm nhắc lại hàng năm.
  • Vắc xin kết hợp phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella (Trimovax) chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nếu có dịch tiêm nhắc lại.
  • Vắc xin viêm gan B chỉ cần tiêm hết một liệu trình gồm 3 mũi và 1 mũi nhắc lại sau một năm.

Tiêm phòng trước khi mang bầu là việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Tùy tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn những loại vắc-xin phù hợp cho mình. Ngoài những loại vắc-xin kể trên, bạn nên bổ sung thêm một số loại chủng ngừa khác như viêm gan A, Tdap ( vắc-xin ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván)… trong thai kỳ của mình.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc