Bệnh lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Share this Post:
Hiếm muộn

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai của bạn

Lạc nội mạc cổ tử cung là gì?

Nội mạc tử cung là lớp lót bên trong tử cung có nhiệm vụ bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác động mạnh từ bên ngoài. Lớp nội mạc này thường bong ra khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt và được tái tạo lại sau đó.

Bệnh lạc nội mạc tử cung là tình trạng các mô hay tế bào nội mạc xuất hiện bên ngoài tử cung. Mặc dù lạc nội mạc tử cung được xem là lành tính, không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các cơn đau cũng như tình trạng ra máu nhiều trong kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khả năng sinh sản của bạn.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ có nồng độ estrogen cao có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ có nồng độ estrogen thấp. Một số nghiên cứu khác cũng cho thấy, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.

Triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung

Có triệu chứng khá giống với biểu hiện thường xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt nên dễ làm nhiều phụ nữ nhầm lẫn. Các chuyên gia khuyến cáo, nếu nhận thấy những dấu hiệu sau, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra ngay.

– Chuột rút, đau bụng dữ dội trong chu kỳ.

– Ra máu nhiều trong chu kỳ, có xuất hiện các cục máu đông.

– Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ.

– Sưng và cảm thấy đau bụng dưới.

– Đau khi quan hệ tình dục.

– Vấn đề tiêu hóa như đau bụng, táo bón, tiêu chảy nghiêm trọng trong chu kỳ.

Bệnh lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Tăng khả năng sinh sản nhờ tiêm hCG
Tiêm kích hoạt HCG, một loại thuốc mô phỏng hoàn hảo của hóc môn HCG được sử dụng như là một phần của quá trình điều trị khả năng sinh sản cho phụ nữ đang cố gắng thụ thai. Bạn đã nghe nói về phương pháp này? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

Lạc nội mạc tử cung có thai được không?

Qua thời gian, lớp lạc nội mạc ngày càng dày thêm, dẫn đến các triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, rối loạn kinh nguyệt. Quan trọng hơn, lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân khiến cho việc thụ thai ở phụ nữ trở nên khó khăn. Khi lớp nội mạc dày lên sẽ khiến cho tinh trùng khó đi vào buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung làm giảm chất lượng trứng cũng như khả năng thụ tinh và khả năng di chuyển của tinh trùng.

Theo các nghiên cứu y tế cho thấy, có khoảng từ 10 đến 15% phụ nữ vô sinh do lạc nội mạc tử cung, nhất là khi các lớp mô dày và dính chặt vào nhau. Một điều đáng lưu ý nữa là bệnh này rất dễ tái phát và khó điều trị dứt điểm. Vì các triệu chứng dễ bị nhầm lẫn nên nhiều chị em không thăm khám thường xuyên khiến lớp lạc nội mạc ngày càng dày hơn.

Điều trị lạc nội mạc tử cung

Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể và nguyện vọng của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Dùng thuốc giảm đau: Cách này không điều trị triệt để mà chỉ làm giảm bớt khó chịu. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trường hợp đau quá mức có thể sử dụng thuốc giảm đau mạnh do bác sĩ kê đơn.

Liệu pháp hormone: Bổ sung nội tiết tố cũng có thể làm giảm đau hiệu quả, đồng thời ngăn chặn sự tăng trưởng các mô nội mạc tử cung phát triển phía bên ngoài. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng thuốc ngừa thai hoặc các loại hormone phối hợp  chứa progesterone. Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp điều trị lâu dài.

Phẫu thuật: Giúp điều trị tận gốc những cơn đau, loại bỏ hết những triệu chứng, đồng thời giúp tăng khả năng thụ thai. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để loại bỏ các tế bào “đi lạc” trong hầu hết các trường hợp. Phẫu thuật này thực hiện qua vết mổ rất nhỏ. Một số trường hợp phải mổ hở với vết mổ lớn hơn.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: