Chăm sóc bé bị sốt cao - Những lưu ý mẹ cần nhớ!

Bé bị sốt cao là một trong số những dấu hiệu lâm sàng thường gặp của nhiều bệnh. Tuy nhiên, dù nguyên nhân gì, mẹ cũng nên giúp bé hạ sốt nhanh, tránh để lại những hậu quả nguy hiểm về sau

Share this Post:
Nuôi dạy con

Đôi khi sốt cũng xuất hiện do sự tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài như: Thời tiết quá oi bức, nóng nực hay bé bị sốt cao sau tiêm chủng vắc-xin… Mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để chăm sóc trẻ đúng cách.

Chăm sóc bé bị sốt cao - Những lưu ý mẹ cần nhớ!

Bé bị sốt cao có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và xử lý kịp thời

Nguyên nhân dẫn đến sốt ở trẻ

Sốt cao thường do 2 nguyên nhân chính là sốt do nhiễm trùng và sốt không do nhiễm trùng. Trẻ bị sốt cao do nhiễm trùng, phổ biến nhất là sốt siêu vi. Siêu vi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sốt ở trẻ. Bệnh thường khỏi sau một tuần, có rất nhiều loại siêu vi gây bệnh cho trẻ nhưng nguy hiểm nhất là siêu vi gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng hay bệnh sởi, cúm và bệnh thủy đậu…

Bên cạnh đó sốt còn do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính như: Viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm phổi và viêm phế quản. Nhiễm trùng đường tiêu hóa cũng gây nên sốt: Bệnh tả, bệnh kiết lỵ, bệnh thương hàn hoặc những bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm màng não mủ do vi khuẩn, viêm màng não mô cầu hay nhiễm trùng máu.

Những nguyên nhân không do nhiễm trùng như: Tăng nhiệt độ do trẻ được ủ ấm quá kỹ; tiêm chủng vắc-xin trong những năm đầu đời hay sốt do thuốc hoặc bệnh lý rối loạn miễn dịch, bệnh lý ác tính. Mọc răng cũng có thể làm tăng thân nhiệt nhưng chỉ ở mức độ nhẹ. Mẹ không nên quá lo lắng nhé!

Chăm sóc bé bị sốt cao - Những lưu ý mẹ cần nhớ!

Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt - Mẹ phải làm sao?
Trẻ tiêm phòng mũi 5 trong 1 bị sốt là tình trạng hay gặp. Bé thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao khoảng 39 độ kèm theo biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, vật vả… làm mẹ cảm thấy lo lắng và bất an.

Khi nào được coi là sốt cao?

Ở trẻ em, thân nhiệt bình thường nằm trong khoảng 37-37.5 độ C. Khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên đến 38 độ C được coi là có sốt. Với mức sốt vừa 38-38.5 độ C, cơ thể trẻ có thể chịu đựng được nhưng khi bé bị sốt cao ở nhiệt độ 39-40 độ C, thậm chí trong thời gian dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện giải và rối loạn thần kinh. Nguy hiểm hơn, sốt cao có thể gây ra các hiện tượng co giật, thiếu ôxy não, tổn thương các tế bào thần kinh thậm chí có thể hôn mê hoặc tử vong…

Cách xử lý đúng và kịp thời khi trẻ bị sốt cao

Khi thấy trẻ có biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc hay dễ nổi cáu, ngủ lơ mơ, mặt đỏ hoặc tái mét, rùng mình, thân nhiệt tăng có nghĩa là trẻ đang lên cơn sốt. Mẹ nên xử lý như sau:

  • Để trẻ nằm ở nơi thông thoáng khí, không có gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh trẻ.
  • Cặp nhiệt độ: có thể đặt nhiệt kế ở dưới nách hoặc ở hậu môn của trẻ. Nhiệt kế phải được giữ trong nách ít nhất 3 phút, cánh tay của trẻ áp sát vào ngực. Nhiệt độ của trẻ sẽ là số hiện trên nhiệt kế cộng thêm khoảng 0.3-0.4 độ C.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ không quá 38 độ C, mẹ có thể cởi bớt quần áo, không đắp chăn, chỉ mặc áo mỏng cho trẻ và theo dõi nhiệt độ của trẻ thường xuyên, cứ khoảng 1 giờ đo 1 lần.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ khoảng 38- 38.5 độ C, mẹ nên chườm mát để hạ sốt cho trẻ. Mẹ cho ít nước lạnh vào trong chậu, cho thêm nước nóng vào, bằng một nửa lượng nước lạnh. Kiểm tra nhiệt độ nước bằng cách nhúng tay vào thau nước, cảm giác ấm giống như nước tắm em bé. Dùng khăn bông mềm, sạch sau đó nhúng vào chậu nước vắt hơi ráo rồi lau lên khắp mình trẻ. Mẹ lau kỹ ở vị trí nách, bẹn rồi chờ bốc hơi sau đó lau tiếp cho tới khi thân nhiệt hạ xuống khoảng 37.5 độ C, mặc lại quần áo cho trẻ. Cần phải theo dõi, nếu thân nhiệt lại tăng thì lại chườm tiếp.
  • Nếu thân nhiệt của trẻ 38.5 độ C trở lên: Cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt paracetamol theo đúng liều lượng, cân nặng và khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc trong hướng dẫn sử dụng. Nếu trẻ buồn nôn không uống được thuốc thì có thể dùng viên đạn nhét hậu môn.

Mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, nếu trẻ còn bú thì cho bú nhiều hơn. Bù nước và chất điện giải cho trẻ bằng oresol. Cho trẻ ăn uống bình thường bằng các loại thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp uống thêm các loại nước hoa như quả cam, chanh.

Chăm sóc bé bị sốt cao - Những lưu ý mẹ cần nhớ!

Chăm sóc bé: 8 dấu hiệu "tố cáo" trẻ không khỏe
Cho dù trẻ vẫn ăn uống đủ bữa, mẹ cũng đừng nên lơ là những dấu hiệu quan trọng về sức khỏe sau ở trẻ nhỏ. Đó đôi khi chỉ là biểu hiện rất khó đoán và bình thường, nhưng lại đang cảnh báo tình trạng trẻ không khỏe.

Lưu ý các việc sau có thể làm bé sốt cao hơn

Mẹ lưu ý những việc sau, những điều này có thể làm cơn sốt thêm nghiêm trọng.

  • Không dùng nhiều loại thuốc có chung một thành phần để hạ sốt vì sẽ dẫn đến quá liều có thể gây ngộ độc.
  • Mẹ không xát chanh hay đánh gió cho trẻ.
  • Tuyệt đối không dùng nước đá để chườm cho bé. Chườm đá có thể làm bé sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại vi.
  • Mẹ cũng không nên mặc quá nhiều quần áo hoặc đắp chăn khi trẻ đang sốt vì sẽ càng làm tăng thân nhiệt, rất nguy hiểm nếu trẻ sốt cao hơn có thể gây co giật và thiếu oxy não.

Tóm lại, dù bé bị sốt cao do nguyên nhân nào, hạ sốt là việc đầu tiên và quan trọng nhất mẹ cần làm. Sốt cao liên tục trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng sự phát triển trí não về sau.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: