Dạy con biết lắng nghe từ khi còn nhỏ (Phần 1)

Kỹ năng lắng nghe là một kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các mối quan hệ cũng như sự thành công của trẻ sau này. Dưới đây là 7 cách dạy con biết lắng nghe từ nhỏ mà MarryBaby hy vọng sẽ có ích cho các mẹ.

Share this Post:
Nuôi dạy con

Bé có thể lắng nghe và hiểu được những gì chúng ta đang giao tiếp với bé là một điều rất quan trọng và nó sẽ góp phần mang lại kết quả học tập tốt cho bé khi đi học. Khi bé không thể làm theo những chỉ dẫn khi vui chơi hay trong lớp học,việc học hành của bé sẽ khá khó khăn. Với những bé có khả năng lắng nghe tốt, vô hình chung bé sẽ có nhiều lợi thế trong giao tiếp xã hội sau này vì bé sẽ là người bạn lý tưởng mà ai cũng mong muốn được kết giao.

Dạy con biết lắng nghe từ khi còn nhỏ (Phần 1)

Dạy con biết lắng nghe từ nhỏ là nền tảng để con học tập tốt sau này

Người lớn là tâm gương tốt trong việc lắng nghe
Chúng ta không nên cắt ngang khi bé đang kể chuyện mà nên toàn tâm lắng nghe và thể hiện sự thích thú trước những gì bé muốn to nhỏ. Thế nên bố mẹ đừng nên vừa đọc báo hay nói chuyện với người khác vừa trò chuyện với bé nhé. Hãy hướng sự chú ý của bạn vào những gì bé muốn nói hay muốn cho bạn xem.

Nếu bạn muốn bé lắng nghe mình, bạn cần cho bé thấy được rằng bạn cũng sẵn sàng lắng nghe bé. Trẻ em cần biết tôn trọng những gì mà bé có hay nhận được và khi bé biết lắng nghe người khác, bé sẽ biết lắng nghe chính bản thân mình.

>>> Xem thêm: Dạy con trở thành người biết lắng nghe

Ngoài ra, việc quan sát và lắng nghe cách bạn nói chuyện với bé, điều mà có thể chính bạn cũng không để ý, sẽ góp phần định hình phong cách giao tiếp của bé. Do đó, hãy thận trọng với những gì mình sẽ nói và cách truyền đạt nó. Đồng thời bạn cần thay đổi ngay những thói quen chưa tốt để tránh bé sẽ đi vào “vết xe đổ” của mình sau này nhé.

Chỉ dẫn bé một cách rõ ràng và đơn giản
Hãy tập thói quen nhìn vào mắt bé khi bạn muốn đưa ra những chỉ dẫn đơn giản nhưng súc tích dành cho bé. Chẳng hạn: “Con hãy vào phòng tắm và rửa tay cho sạch. Sau đó đeo ba lô vào và xuống tầng dưới gặp mẹ nhé.”

>>> Xem thêm: Khả năng tập trung của bé 28 tháng tuổi

Bạn cần lưu ý, với một bé khoảng 2 tuổi, bé chỉ có thể xử lý được hai thông tin trong một chỉ dẫn được đưa ra như ” Đeo ba lô vào và xuống tầng dưới gặp mẹ”. Và ở độ tuổi 3 đến 4, bé có thể xử lý nhiều thông tin hơn một chút.

Khi khả năng lắng nghe của bé phát triển tốt hơn, bạn có thể thêm một hoặc hai nhiệm vụ nữa cho bé. Bằng cách này, bạn không chỉ dạy cho bé biết cách lắng nghe hiệu quả mà còn giúp bé tự lập hơn.

(còn tiếp)

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: