Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh( p.2)

Ăn quá nhiều hay quá ít cũng sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Con bạn đang nằm trong trường hợp nào? Biếng ăn hay ăn quá nhiều nhưng không khỏe mạnh? Những điều sau đây có thể là giải pháp hữu hiệu cho nhóc cưng "cứng đầu" nhà mình đấy!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Sự thèm ăn

Trẻ đang lớn và hoạt động nhiều hay ít sẽ ảnh hưởng đến sự thèm ăn. Đôi khi chúng rất đói, lúc lại chỉ ăn như mèo. Miễn là bạn cho bé ăn đủ dinh dưỡng, chúng sẽ nhanh lấy lại được sự cân bằng khẩu vị thôi. Đừng nên ép hay nài nỉ trẻ ăn thêm vì như vậy sẽ phản tác dụng.

Bạn nên hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, bánh quy… nếu không muốn trẻ hờ hững với các món ăn bổ dưỡng khác. Bí quyết để trẻ ăn uống cân bằng là cả nhà ăn giống nhau, cùng lúc và cho phép trẻ tham gia vào quá trình chuẩn bị bữa ăn.

Đối với một món mới, nhiều trẻ cần bạn nấu món đó từ 6-10 lần mới chịu nếm thử và ăn thực sự. Cho bé thấy bạn ăn cũng là một cách giúp bé muốn nếm thử món ăn đó. Nhưng nếu bé vẫn không ăn, bạn nên kiên trì thử lại sau 3-6 tháng.

Tín hiệu của dạ dày

Hiểu được cách dạ dày truyền tín hiệu cho não bộ cũng giúp bạn giải quyết vấn đề con ăn quá nhiều hay quá ít.

Não bộ chỉ nhận ra chúng ta đã no sau khi thức ăn chuyển vào dạ dày được 20 phút.
“Đồng hồ dạ dày” của trẻ sẽ phần nào xác định cơn đói dựa trên lượng thức ăn tiêu thụ vào cùng thời điểm của ngày hôm trước. Ví dụ bữa tối hôm qua trẻ ăn nhiều thì tối nay sẽ thèm ăn nhiều.

>>> Xem thêm: Trẻ biếng ăn: Những điều mẹ cần biết

Bạn có thể khuyến khích những trẻ ăn ít trong bữa chính ăn nhiều hơn bằng cách hạn chế các món phụ khiến trẻ cảm thấy nhanh no. Ngược lại, những trẻ ăn quá nhiều nên được thay thế một phần bữa ăn bằng các món phụ.

Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh( p.2)

Tập cho bé thói quen ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây.

Nếu con bạn có biểu hiện ăn quá nhiều, bạn có thể thử một vài cách sau để hãm bớt đà ăn của con:

– Bớt lại nửa phần ăn bình thường của trẻ. Sau khi trẻ ăn xong được 10 phút, bạn hãy cho trẻ thêm nửa phần ăn còn lại. Làm như vậy sẽ giúp não bộ của trẻ có thời gian để xử lý thông tin no, đói được chính xác hơn.

– Cho trẻ ăn theo thứ tự ưu tiên của chuỗi thực phẩm, ăn một phần những món nhiều dinh dưỡng nhất như chất đạm và rau củ trước, sau đó mới đến các món tinh bột như nui, bánh mì, khoai tây… Nếu bạn dọn tất cả ra cùng lúc, trẻ có xu hướng lựa chọn ăn nhiều các món tinh bột ít dưỡng chất trước và tiếp tục ăn cố những món còn lại. Kết quả là trẻ ăn quá nhiều mà chất lượng bữa ăn lại không cao.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng và vận động đối với trẻ béo phì

Có nhiều trẻ lại ăn không đủ khẩu phần mỗi bữa, chúng thường chỉ ngồi yên được chừng 5 phút, sau đó ngọ nguậy và nhanh chóng bỏ dở bữa ăn. Nếu con bạn rơi vào trường hợp này, bạn nên thử áp dụng một vài cách sau đây:

– Tuân thủ nguyên tắc thứ tự ưu tiên trong chuỗi thực phẩm, cho trẻ thức ăn bổ dưỡng như rau củ và chất đạm trước, sau đó mới đến tinh bột như nui, cơm hoặc bánh mì.

– Khuyến khích trẻ ăn nhanh, như thế trẻ sẽ ăn được nhiều hơn một chút do cơ chế truyền tín hiệu no giữa dạ dày và não bộ cách nhau đến 20 phút.

– Cho trẻ ăn đúng giờ mỗi ngày giúp trẻ thiết lập thời gian biểu “thèm ăn”.

– Bạn nên lưu ý một điều là đừng ép trẻ ăn nhiều hoặc cố ăn thêm. Bạn sẽ là người chọn cho trẻ ăn những loại thực phẩm bổ dưỡng nào nhưng trẻ mới là người quyết định sẽ ăn bao nhiêu.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: