Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ? (Phần 2)

Bệnh tật là chuyện thường tình với trẻ nhỏ nhưng biết khi nào cần thiết phải đưa trẻ đi khám bệnh lại không phải chuyện đơn giản. Hãy thử làm bài kiểm tra bên dưới để xem khả năng phản ứng của bạn trong những tình huống này là như thế nào nhé.

Share this Post:
Nuôi dạy con

6. Bé 8 tháng tuổi thức giấc giữa đêm và liên tục khóc lóc, giật tóc, bứt tai. Bạn nên làm gì?
a. Gọi cho bác sĩ nhi khoa ngay lập tức
b. Không làm gì cả. Cơn đau sẽ biến mất sau vài giờ.
c. Cho bé uống acetaminophen để làm dịu cơn đau cho đến khi bạn sắp xếp được cuộc hẹn với bác sĩ vào ngày mai.

Đáp án là c. Bứt tai có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm tai và mặc dù có thể gây đau nhưng không cần thiết phải đưa bé đi khám bệnh giữa đêm khuya. Giữ một cái khăn ấm, ướt ủ tai bé có thể làm giảm cơn đau. Viêm nhiễm tai thường gây khó chịu nhiều nhất vào ban đêm bởi khi bé ngủ cũng là lúc ráy tai dày lên phía sau màng nhĩ.

7. Bé 7 tháng tuổi bỗng nhiên không phản ứng khi được gọi tên, ánh nhìn đờ đẫn hoặc bắt đầu co giật và chảy nước dãi. Bạn nên làm gì đầu tiên?
a. Gọi bác sĩ ngay lập tức.
b. Nhanh chóng chạy đến bé, giữ bé khỏi những vật cứng và chùi nước dãi khỏi miệng của bé.
c. Đi thẳng đến phòng cấp cứu.

Đáp án là b. Bé của bạn có dấu hiệu bị động kinh. Do đó, cần nhanh chóng chạy đến bên cạnh bé, giữ bé tránh xa những vật cứng và lau nước dãi trên miệng của bé. Điều này sẽ bảo vệ bé khỏi việc tự làm đau bản thân hoặc bị nghẹt thở. Khi cơn co giật dừng lại, gọi cho bác sĩ nhi khoa để được tư vấn cụ thể hơn xem có cần đưa bé đi cấp cứu không. Tuy nhiên, nếu bạn không thể gọi cho bác sĩ hoặc cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, cần đưa bé đi cấp cứu ngay.

Khi nào cần đưa con đi khám bác sĩ? (Phần 2)

Không phải cứ thấy trẻ bị bệnh là đưa đi bác sĩ đâu mẹ nhé

8. Bé bị sốt và nôn ói, cáu kỉnh suốt buổi và có vẻ gặp khó khăn khi xoay đầu. Bạn nên làm gì đầu tiên?
a. Gọi cho bác sĩ nhi khoa.
b. Cho bé dung dịch điện giải để giữ bé khỏi mất nước.
c. Cho bé uống thuốc acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm sốt.

Câu trả lời đúng là a. Nôn ói, sốt, cáu kỉnh không phải là những dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng nhưng cổ bị cứng đơ là điều đáng lo ngại. Nó có thể là dấu hiệu của viêm màng não, một căn bệnh hiếm gặp nhưng nguy hiểm. Nếu được can thiệp sớm, bệnh viêm màng não có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh. Không cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào cho đến khi bạn nói chuyện được với bác sĩ.

9. Bé 5 tháng tuổi có một vết cháy nắng nặng. Bạn nên làm gì?
a. Gọi cho bác sĩ nhi khoa.
b. Xoa dầu lên khu vục bị cháy nắng.
c. Cho bé uống ibuprofen để làm dịu cơn đau rát.

Đáp án đúng là a. Bạn nên liên hệ với bác sĩ bất cứ khi nào bé dưới 1 tuổi bị cháy nắng. Không dùng bất cứ sản phẩm có nguồn gốc bơ hoặc dầu lên da của bé. Những chất này có thể ngăn cản sự thoát nhiệt và mồ hôi và làm vết cháy nắng trở nên xấu hơn. Hỏi bác sĩ xem có thể cho bé uống acetaminophen để giảm đau hay không. Đừng cho bé dưới 6 tháng tuổi sử dụng isoprofen mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

10. Bé 10 tháng tuổi thức dậy với cặp mắt đỏ hoe, kèm nhèm. Bạn nên làm gì?
a. Gọi cho bác sĩ nhi khoa.
b. Lấy khăn giấy lau ghèn mắt.
c. Nhỏ thuốc nhỏ mắt vào mắt của bé.

Đáp án chính xác là a. Bác sĩ cần khám trực tiếp bé để xác định nguyên nhân gây viêm nhiễm mắt. Nếu là bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu là bệnh viêm kết mạc do virus, nó sẽ tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Nếu bác sĩ xác định con của bạn có phản ứng dị ứng, việc tìm ra nguyên nhân gây dị ứng, ví dụ như lông mèo sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ nó ra khỏi môi trường sinh hoạt của bé. Mắt nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút rất dễ lây lan, vì vậy bạn nhớ rửa tay trước khi chạm vào mắt của bé. Không bao giờ cho bất cứ gì vào mắt của bé mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: