Phải làm gì khi bạn không muốn sinh mổ lần 2?

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Cơ hội để sinh nở theo cách tự nhiên

Những mẹ bầu đã từng sinh mổ thường có tâm lý sẵn sàng cho việc sinh mổ lần 2 thay vì tích cực chuẩn bị để sinh thường. Nhưng lựa chọn này cũng có nghĩa rằng bạn chấp nhận việc phục hồi sau ca sinh mổ thứ hai sẽ khó khăn hơn, cơ thể dễ mất đi sự dẻo dai hơn.

Theo Đại học Sản Phụ khoa Hoa Kỳ, thống kê cho thấy khoảng có khoảng 60 – 80% phụ nữ chọn sinh thường sau sinh mổ và đã thành công. Vậy nên, mặc kệ số lượng các ca sinh mổ vẫn tăng dần hàng năm, bạn nên biết rằng sinh mổ lần 2 không phải lúc nào cũng cần thiết.

Phải làm gì khi bạn không muốn sinh mổ lần 2?

Sinh mổ lần 2 có thể là nguyên nhân khiến sức khỏe bị ảnh hưởng lâu dàiv

Những ưu điểm khi chọn sinh thường sau sinh mổ

Rất nhiều phụ nữ chọn sinh thường thay vì sinh mổ lần 2 vì rất nhiều ưu điểm: ít rủi ro bởi không có những biến chứng trong phẫu thuật hay nhiễm trùng, thời gian lưu lại bệnh viện ngắn hơn, có thể tiếp xúc ngay lập tức với bé và rút ngắn thời gian phục hồi.

Một số phụ nữ lựa chọn sinh thường vì họ cảm thấy cách này giúp họ kết nối với con nhiều hơn. Họ cũng xem như đây là một sự bù đắp cho ca sinh mổ lần trước. Lựa chọn sinh thường giúp họ có cảm giác trọn vẹn hơn.

Những điều cần lưu ý

Tất nhiên không phải mọi trường hợp sinh thường khi đã từng sinh mổ luôn đi kèm với kết thúc tốt đẹp. Không có gì đảm bảo rằng sau một quá trình sinh nở kéo dài, lần vượt cạn này của bạn sẽ không kết thúc bằng một ca phẫu thuật khác.

Một trong những điều quan trọng nhất mà các bác sỹ xem xét khi các bệnh nhân cân nhắc phương pháp sinh thường sau sinh mổ, đó là dấu mổ từ ca sinh trước. Bạn phải có một vết cắt ngang ở vị trí thấp, vết cắt nên nằm ngang phía trên lông mu, bởi vì nó sẽ tạo ra một vết sẹo chắc chắn, khó bị rách ra. Dấu rạch này thường được dùng trong hơn 90% các ca sinh mổ hiện nay.

Nếu những vấn đề đã từng khiến bạn phải sinh mổ lần trước như suy thai, cạn ối, dây rốn quấn cổ… không xảy ra trong lần sinh nở này, bạn hoàn toàn có thể tránh trải qua sinh mổ lần 2. Tuy nhiên, cần trao đổi kỹ với bác sỹ để có được những bước chuẩn bị cần thiết.

Trong thực tế, rủi ro chính đến từ lựa chọn này, đó là sự gia tăng nhỏ khả năng vỡ tử cung so với phụ nữ chưa từng sinh nở. Số phần trăm này tăng đáng kể đối với những vết mổ không nằm ở vị trí ngang thấp. Những với phụ nữ có vết mổ cũ phù hợp (vết mổ ngang và nằm ở vị trí thấp của tử cung) chỉ phải đối mặt với nguy cơ vỡ tử cung rất thấp – từ 0.2 đến 1.5%. Nếu bạn có vết mổ dọc ở vị trí thấp, bạn cũng có thể chọn phương pháp này nhưng nguy cơ sẽ cao hơn.

Phải làm gì khi bạn không muốn sinh mổ lần 2?

Vỡ tử cung- Biến chứng nguy hiểm khi mang thai
Theo đánh giá của các chuyên gia, vỡ tử cung được xếp vào hàng nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong gần 50%. Ở Việt Nam có khoảng 10 trường hợp tử vong do vỡ tử cung mỗi năm, đáng buồn là 5 trong số những trường hợp này đều có thể ngăn ngừa được

Nhiều bệnh viện vẫn từ chối lựa chọn này vì muốn giảm thiểu rủi ro cho sản phụ, nên vấn đề chọn địa điểm sinh là điều bạn cần chú ý khi quyết định chọn sinh thường sau sinh mổ.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: