Sự phát triển của bé từ 15 đến 18 tháng tuổi

Trong giai đoạn này bé biết vận dụng những kỹ năng mới từ những thao tác của cơ thể, lối suy nghĩ và ngôn ngữ để cố gắng giải quyết vấn đề. Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy cu cậu biết đẩy một chiếc ghế đến cạnh bếp, cố trèo lên ghế, vừa chỉ tay vào hủ bánh kẹo đặt trên kệ bếp vừa nói bập bẹ: Măm măm!!!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Sự phát triển của bé từ 15 đến 18 tháng tuổi

Bạn có thể nhận thấy bước tiến rõ rệt trong sự phát triển của bé?

Trẻ có thể làm gì Mẹ xử lý ra sao
Con dùng cơ thể con để khám phá và học hỏi.
  • Con biết đi, chạy nhảy và biết cả leo trèo nữa.
  • Con có thể cầm bút sáp vẽ nghuệch ngoạc và biết chồng những khối lắp ráp lên nhau thành một tòa tháp cao.
  • Con biết tự xúc ăn.

 

Khuyến khích con bạn sử dụng ngón tay và bàn tay để khám phá các đồ vật. Hãy để bé tự do cầm viết vẽ nguệch ngoạc lên giấy, gõ trên phím đàn piano đồ chơi, hoặc cầm cây thổi bong bóng xà phòng.Cho con chơi các trò chơi “leo núi”. Thử tạo một số thử thách an toàn cho bé “chinh phục” – chẳng hạn như leo lên một ngọn núi bằng những chiếc gối xếp chồng lên nhau.
Con biết sử dụng ngôn ngữ để hiểu thế giới xung quanh.
  • Con có thể hiểu một số câu hỏi và những chỉ dẫn đơn giản như khi bố mẹ nói: “Hãy đá quả bóng lại cho mẹ”
  • Con có thể giao tiếp với bố mẹ bằng cách kết nối âm thanh và hành động (chỉ tay vào quả bóng và nói bo bo)
  • Khi được 18 tháng tuổi, vốn từ của con lên đến 20 từ.
Hỏi con những câu hỏi lựa chọn: Con muốn ăn sữa chua hay ăn chuối?Chuyển những cử chỉ của trẻ thành từ ngữ: Con đang chỉ chú chim đang bay trên bầu trời.Cùng đọc sách, ca hát hay cùng sáng tạo nên những giai điệu hay câu chuyện của riêng hai mẹ con. Điều này giúp xây dựng cho bé lòng yêu thích ngôn từ và ham mê học hỏi.
Con biết cảm nhận được tình cảm của con và của những người thân yêu.
  • Con biết an ủi người thân yêu khi thấy họ có vẻ buồn.
  • Con biết lặp lại những âm thanh và hành động “chọc cười” người khác.
  • Con chưa biết điều chỉnh tâm trạng nên có đôi lúc con “làm mình làm mẩy” thì bố mẹ nên biết an ủi và xoa dịu con.
Hãy đọc sách đề cập đến những tình cảm. Liên hệ những điều bạn đang đọc với những tâm trạng thật sự của bé: Cậu bé trong câu chuyện của chúng ta cảm thấy buồn bã khi chia tay bố cậu, giống như những lúc con buồn khi tạm biệt bố đi làm vậy.Bố mẹ nên biết giữ bình tĩnh khi bé quấy. Hãy hít thở sâu, đếm từ 1 đến 10, hay bất cứ điều gì khiến bạn không phản ứng lại. Bạn bình tĩnh thì con bạn cũng sẽ nhanh chóng bình tâm trở lại.
Con biết xử lý vấn đề.
  • Con biết làm đi làm lại một việc gì đó để cố tìm hiểu xem nó hoạt động ra sao.
  • Con biết sử dụng một số đồ vật đúng với công dụng của nó – biết nói chuyện với ống nghe của chiếc điện thoại đồ chơi.
  • Con biết bắt chước hành động của người khác – biết bấm bấm đồ điều khiển TV.
Hãy cho con bạn lặp đi lặp lại với cùng một hành động nếu bé thích thú. Có thể bạn cảm thấy chán chường nhưng sẽ rất quan trọng để bé tập luyện các kỹ năng để giải quyết vấn đề.Một khi con bạn học được một kỹ năng mới, ví dụ như ném một quả bóng, hãy tạo thêm thử thách cho bé: Đặt một chiếc rổ và khuyến khích bé ném bóng vào rổ.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: