Trẻ béo phì có cần bổ sung chất béo?

Nhận thấy con có dấu hiệu béo phì, ngay lập tức, mẹ cắt giảm hoàn toàn lượng chất béo con tiêu thụ mỗi ngày để ngăn ngừa nguy cơ? Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn an toàn cho bé, bởi dù béo phì, bé cưng vẫn cần chất béo để phát triển trí não và thể chất

Share this Post:
Nuôi dạy con

Mẹ có biết não của trẻ trong 5 năm đầu đời có thể đạt bằng 80% não của người lớn, và đây là giai đoạn não phát triển mạnh mẽ nhất trong suốt cuộc đời con? Chính vì điều này, một chế độ dinh dưỡng phù hợp trong giai đoạn này rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả về trí não lẫn thể chất của trẻ. Đặc biệt, theo các chuyên gia, trong những năm đầu đời này, trẻ em cần được bổ sung chất béo, nhóm chất quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh, vận chuyển gluco và duy trì hoạt động của tế bào não. Tuy nhiên, đối với trẻ béo phì, những trẻ đã tính tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể, việc bổ sung chất béo này có cần thiết? Mẹ có nên loại bỏ hẳn chất béo ra khỏi thực đơn hàng ngày của con?

Trẻ béo phì có cần bổ sung chất béo?

Có nên cắt giảm chất béo trong thực đơn của trẻ béo phì?

Thực tế, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ béo phì vẫn cần bổ sung chất béo cho quá trình phát triển trí não và thể chất của mình. Loại bỏ hoàn toàn chất béo ra khỏi thực đơn của bé có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bên cạnh đó, các chuyên gia cho rằng, thay vì cắt giảm lượng chất béo trong thực đơn của bé, mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân khiến con bị béo phì, và đưa ra những giải pháp phù hợp. Chẳng hạn, nếu trẻ bị thừa cân béo phì do ít vận động, thường xuyên ăn thực phẩm ngọt, nhiều đường, mẹ nên cắt giảm những món ngọt và khuyến khích bé vận động nhiều hơn.

1/ Bổ sung chất béo cho trẻ béo phì như thế nào?

Có 2 nhóm chất béo chính, một loại bao gồm các loại chất béo bão hòa, “thủ phạm” chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh tim mạch và một loại bao gồm các chất béo không bão hòa, có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Omega 3, a-xít béo không no chưa bão hòa đa là một trong những chất béo “thân thiện” và cực kỳ quan trọng đối với trẻ em. Không chỉ giúp bé tăng cường phát triển trí não và thị lực, omega 3 còn đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Theo nghiên cứu, những người có nồng độ omega 3 cao trong máu có thể giảm được tới 80% nguy cơ đột quỵ và giảm hơn 30% nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim.

Vì vậy, thay vì cắt giảm hoàn toàn chất béo, mẹ chỉ nên loại bỏ nhóm chất béo không tốt cho sức khỏe, và vẫn duy trì omega 3, lượng chất béo có lợi cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, mẹ cũng nên hạn chế những thực phẩm nhiều đường, các loại thức ăn nhanh, nước ngọt có ga… ra khỏi thực đơn của trẻ béo phì. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất ngoài trời, ít nhất 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể “đốt” năng lượng nhiều hơn.

Trẻ béo phì có cần bổ sung chất béo?

Những điều cần lưu ý khi trẻ béo phì
Trẻ bị béo phì không chỉ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, xương khớp, huyết áp mà còn dễ mắc các bệnh về tâm lý do bị bạn bè trêu chọc. Nếu con bạn đang bị béo phì, bạn nên chú ý những điều sau đây để có thể giúp bé có một sức khỏe tốt nhất.

2/ Những thực phẩm giàu omega 3 cho bé

Cá, nhất là các loại cá ở vùng biển lạnh như cá hồi, cá ngừ, cá thu, các trích… là một trong những nguồn omega 3 dồi dào nhất mẹ có thể bổ sung cho thực đơn của bé. Ngoài ra, các loại hải sản, trứng, các loại rau lá xanh, các loại hạt, các loại dầu thực vật… cũng là những thực phẩm giàu omega 3 mẹ có thể “đa dạng” thêm cho bữa ăn của bé.

Tuổi Nhu cầu omega 3 của bé

0 – 12 tháng tuổi

1 – 3 tuổi

4 – 8 tuổi

9 – 13 tuổi (nam)

9 – 13 tuổi (nữ)

14 – 18 tuổi (nam)

14 – 18 tuổi (nữ)

0,5 gram / ngày

0,7 gram / ngày

0,9 gram / ngày

1,2 gram / ngày

1,0 gram / ngày

1,6 gram / ngày

1,1 gram / ngày

Nhu cầu omega 3 theo độ tuổi của trẻ

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Cần ăng kiêng cho trẻ béo phì đúng cách
  • Trẻ thiếu ngủ dễ tăng nguy cơ béo phì

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: