Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều: Bệnh gì mẹ ơi?

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là hiện tượng sinh lý bình thường hay là biểu hiện của một vấn đề nào đó mà bé đang gặp phải? Đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây để lý giải được nguyên nhân và có cách xử lý hiện tượng này mẹ nhé!

Share this Post:
Nuôi dạy con

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều bao nhiêu là bình thường?

Đánh rắm hay xì hơi thì chẳng phải là hiện tượng lạ gì ở cả trẻ em và người lớn. Đó đơn thuần nó chỉ là một cách hệ tiêu hóa “lên tiếng” mà thôi. Để biết việc trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều là bình thường hay bất thường, mẹ nên đến số lần xì hơi trong một ngày là bao nhiêu và mỗi lần xì hơi có biểu hiện như thế nào.

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều: Bệnh gì mẹ ơi?

Đánh rắm chỉ đơn giản là một cách lưu thông không khí cho hệ tiêu hóa thôi mà mẹ!

Nếu trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều hơn 10 lần/ngày kèm theo chướng bụng, nôn trớ thì đó là dấu hiệu cảnh báo về một hệ tiêu hóa không khỏe mạnh. Nguyên nhân có thể là do thức ăn của mẹ, thức ăn của trẻ hoặc đôi khi là những yếu tố đến từ bên ngoài. Bởi vì trẻ em thật sự rất nhạy cảm nên để nắm bắt đúng nguyên nhân mẹ chỉ có thể quan sát con thật kĩ và ghi lại những dấu hiệu.

Thủ phạm khiến trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều 

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều: Bệnh gì mẹ ơi?

Tìm tư thế cho trẻ bú sữa đúng chuẩn sẽ giúp giảm hơi thừa, giúp trẻ không bị ọc sữa và đánh rắm nhiều

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều: Bệnh gì mẹ ơi?

Cho con bú đúng cách
Việc cho con bú luôn là nỗi lo lắng đối với những phụ nữ sắp hay mới sinh con. Việc đó tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không biết cách có thể làm cho bé khó bú, bú không đủ no…MarryBaby xin chia sẻ vài bí quyết giúp các mẹ thực hiện công việc này suôn sẻ và khéo léo hơn.

Do môi trường sống
Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn, âm thanh hỗn độn khiến con căng thẳng, mẹ kích thích bé bằng quá nhiều đồ chơi có âm thanh và ánh sáng có thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của bé.

Cách đơn giản giúp trẻ bớt xì hơi, khó chịu

Xì hơi nhiều không phải là bệnh nên mẹ hoàn toàn có thể giúp con thoát khỏi rắc rối này ngay tại nhà. Một số phương pháp đơn giản mẹ có thể tự làm như sau:

Massage bụng
Mẹ hãy vuốt ve, xoa nhẹ nhàng các bộ phận trên cơ thể con, tập trung nhiều vào phần lưng và phần bụng. Nó sẽ giúp trẻ thư giãn, lưu thông máu và có hiệu quả giảm đầy hơi. Lưu ý là không nên mát xa ngay sau khi ăn.

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều: Bệnh gì mẹ ơi?

Massage phần lưng và phần bụng giúp trẻ bớt đầy hơi

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều: Bệnh gì mẹ ơi?

Bí quyết massage cho bé sơ sinh
Massage là một trong những tuyệt chiêu giúp bé sơ sinh mau ăn, chóng lớn, ngủ ngoan. Mẹ đã biết cách massage cho bé sơ sinh đúng chuẩn chưa?

Tư thế đạp xe
Cho bé nằm ngửa và mẹ cẩn thận nắm lấy chân bé và di chuyển như thể bé đang chạy xe đạp.

Chườm nước ấm
Mẹ có thể dùng một chiếc khăn thấm nước ấm rồi chườm lên bụng bé để giúp bé thoải mái hơn.

Uống thuốc
Mẹ tuyệt đối không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc hay men tiêu hóa mà không có sự đồng ý của bác sĩ. Sau khi có ý kiến của chuyên gia, mẹ có thể cho con uống các loại thuốc hấp thụ khí, hoặc thuốc chống đầy hơi. Chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp tình trạng đánh rắm cực kì nghiêm trọng thôi mẹ nhé.

Ngoài ra,khi trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều và có mùi hôi thối kèm theo sốt, nôn ọc, kém ăn, mất ngủ,… mà không có chuyển biến thuyên giảm thì lúc này mẹ nên cho con đến gặp bác sỹ ngay nhé.

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: