Trứng rụng sống được bao lâu?

Share this Post:
Thụ thai

Đội quân gồm 250 triệu tinh binh anh dũng sau khi được phóng thích sẽ tìm mọi cách hoàn thành sứ mệnh vinh quang của mình: Thụ tinh thành công với trứng. Tuy nhiên, sứ mệnh này không dễ chút nào. Chỉ quãng đường từ âm đạo đến ống dẫn trứng có thể mất tới 10 giờ di chuyển của các tinh binh, và chỉ có 400 tinh binh thành công vượt qua quãng đường này. Sau cùng, duy nhất 1 tinh binh may mắn nhất có thể tiếp cận được nàng trứng.

Tuy nhiên, đến lúc này, mọi sự cố gắng đều vô ích nếu tinh trùng đến được ống dẫn trứng nhưng trứng lại không xuất hiện hoặc vừa kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình. Chính vì vậy, ngoài thời gian rụng trứng, việc biết được trứng rụng sống được bao lâu cũng rất quan trọng, quyết định khả năng thụ thai thành công của vợ chồng bạn

Trứng rụng sống được bao lâu?

Bạn có thụ thai thành công hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào việc trứng rụng sống được bao lâu trong tử cung

Thời gian sống của trứng

Ngay từ khi sinh ra, bạn đã sở hữu một lượng trứng nhất định, khoảng 400 – 500 trứng trong suốt cuộc đời. Gần đến thời điểm rụng trứng, cơ thể sẽ sản xuất hormone estrogen làm dày lớp lót tử cung cũng như  tạo môi trường “thân thiện” với các tinh trùng. Bên cạnh đó, nồng độ estrogen tăng cao cũng giúp gia tăng hoóc-môn LH, kích thích trứng chín và rụng trong vòng 24 – 36 giờ sau đó. Chu trình này lặp lại mỗi tháng và được gọi là quá trình rụng trứng. Thông thường, trứng cần khoảng 90 ngày để “trưởng thành” trước khi rời tổ.

Sau khi được giải phóng, trứng cần được thụ tinh ngay trong vòng 24 giờ tiếp theo. Nếu không, trứng sẽ thoái hóa hoặc bị hút vào màng bụng. Buồng trứng sẽ ngưng tiết ra hormone, đồng thời lớp niêm mạc dày của tử cung sẽ bong tróc gây ra chảy máu. Trứng không thụ tinh sẽ theo máu ra ngoài. Đó là lúc bạn thấy xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt.

Trong hầu hết các trường hợp, khi chu kỳ xuất hiện đồng nghĩa với việc bạn đã không thụ thai. Chỉ một số ít có thai nhưng vẫn thấy kinh nguyệt. Với những trường hợp bị rối loạn hormone, dù rụng trứng không xảy ra nhưng có thể bạn vẫn sẽ thấy chu kỳ kinh.

Trứng rụng sống được bao lâu?

Trứng cần khoảng 90 ngày để chuẩn bị cho giai đoạn “rời tổ”

Cách tính chu kỳ rụng trứng để thụ thai

Vì thời gian sống của trứng rất ngắn, chỉ khoảng 12 – 24 giờ sau khi được phóng thích nên nhiều người cho rằng, thời điểm quan hệ để thụ thai tốt nhất là ngày trứng rụng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cơ hội thụ thai của bạn sẽ cao hơn nếu quan hệ trước thời điểm rụng trứng 3-5 ngày. Vì tinh trùng có khả năng sống lâu hơn trứng, khoảng 3-5 ngày. Lúc trứng rụng, nếu có tinh trùng chờ sẵn, cơ hội thụ thai sẽ cao hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt của mỗi người thường kéo dài khoảng 28 – 30 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 32 – 35 ngày. Với những người có chu kỳ 28 ngày, ngày rụng trứng sẽ là ngày thứ 14 của chu kỳ. Tuy nhiên, thời gian này không cố định. Sự rụng trứng có thể diễn ra chậm hơn, giao động từ ngày thứ 14 đến 17 của chu kỳ. Ngay cả với cùng một người, thời gian rụng trứng cũng có thể thay đổi theo từng tháng. Điều này giải thích vì sao phương pháp tránh thai bằng cách tính chu kỳ kinh nguyệt thường có rủi ro cao.

Trứng rụng sống được bao lâu?

[INFOGRAPHIC] Những điều cần biết về quá trình thụ thai
Ngay cả khi canh ngày cẩn thận, bạn cũng chỉ có 20% cơ hội thụ thai thành công trong mỗi chu kỳ trứng rụng. Điều này có khiến bạn bất ngờ? Nếu vậy, infographic với những điều thú vị về quá trình thụ thai sau đây chắc chắn sẽ khiến bạn ngạc nhiên hơn nữa

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng trứng như di truyền, tuổi tác, tình trạng sức khỏe và thói quen sinh hoạt.

– Tuổi tác: Chất lượng trứng của phụ nữ tỷ lệ ngược với tuổi tác của họ. Tuổi càng cao, chất lượng trứng càng giảm.

– Bệnh phụ khoa: Tắc nghẽn ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm âm đạo… đều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nàng trứng.

– Thói quen không lành mạnh: Hút thuốc, uống rượu bia sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, ngăn không cho trứng rụng bình thường. Thói quen thức khuya và ăn uống không đủ chất cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hormone và chất lượng trứng.

– Nạo, phá thai: Mỗi lần nạo phá thai sẽ làm khả năng thụ thai giảm từ 5 – 10%. Hơn nữa, một số trường hợp còn có thể gây viêm nhiễm hoặc tắc nghẽn ống dẫn trứng.

Yếu tố di truyền: Một số bệnh di truyền làm ảnh hưởng nhiễm sắc thể trong trứng, ảnh hưởng đến chất lượng trứng.

Để tăng cường chất lượng trứng, duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, bạn nên chú ý chế độ dinh dưỡng hàng ngày, đồng thời “chia tay” những thói quen sinh hoạt không lành mạnh.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: